*Tổng hợp từ các tài liệu bằng nguyên bản tiếng Anh
(Ảnh: Wikipedia)
Vệ Đà giáo và Bà La Môn giáo (hay Ấn Độ giáo) là hai tôn giáo có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ.
SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn, một
nền văn minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ năm
3300 đến 1700 trước Công nguyên (TCN). Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối
tiếp bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Vệ Đà, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ
của các vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapadas. Giữa hai giai
đoạn này, vào thế kỷ thứ VI TCN, Mahavira và Thích Ca Mâu Ni ra đời.
Tiểu lục địa Ấn Độ được thống nhất dưới vương triều Maurya trong suốt hai thế kỷ III và IV TCN. Sau đó, nó lại tan vỡ và rất nhiều phần bị thống trị bởi vô số những vương quốc thời Trung cổ trong hơn mười thế kỷ tiếp theo. Những phần ở phía Bắc được tái hợp một lần nữa vào thế kỷ thứ IV sau Công nguyên (SCN) và duy trì được sự thống nhất này trong hai thế kỷ, dưới thời của vương triều Gupta. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ. Trong suốt thời kỳ này và vài thế kỷ sau đó, Ấn Độ bị thống trị bởi các vương triều Chalukya, Chola, Pallva và Pandya và trải qua giai đoạn vàng son của mỗi thời kỳ. Cũng trong thời điểm này, đạo Hindu và đạo Phật đã lan tỏa tới rất nhiều vùng tại Đông Nam Á.
Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ đầu thế kỷ thứ VIII SCN cùng với sự xâm lược Baluchistan và Sindh của Muhammad Bin Qasim. Những cuộc xâm lấn của đạo Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ X và XV SCN, dẫn đến việc phần lớn miền Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn đầu và sau đó là đế quốc Mogôn. Sự thống trị của đế quốc Mogôn, đế chế đã mở ra giai đoạn của thời kỳ thăng hoa và phát triển mạnh về nghệ thuật cũng như kiến trúc, đã bao phủ phần lớn phía Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, một vài quốc gia độc lập, như đế quốc Maratha và đế quốc Vijayanagara cũng đã phát triển hưng thịnh trong cùng giai đoạn này tại phía Tây và Bắc Ấn Độ.
Đến giai đoạn giữa thế kỷ XVIII và hơn một thế kỷ sau đó, Ấn Độ dần dần bị Công ty Đông Ấn Anh Quốc (British East India Company) thôn tính. Nỗi bất mãn dưới sự cai trị của công ty này, đã dẫn đến cuộc nổi loạn Ấn Độ năm 1857. Sau đó, Ấn Dộ được điều hành trực tiếp bởi Hoàng gia Anh Quốc (British Crown) cũng như chứng kiến thời kỳ phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất cùng với sự suy thoái về kinh tế.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập được khởi xướng bởi đảng Quốc Đại -mà người đứng đầu là Gandhi- và sau đó được kết hợp với đảng Liên đoàn Hồi Giáo. Tiểu lục địa giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1947, nhưng lại bị chia cắt thành ba quốc gia: Ấn Độ, Pakistan và Tích Lan (nay là Sri Lanca). Vùng phía Đông của Pakistan sau đó trở thành quốc qia Bangladesh vào năm 1971.
VỆ ĐÀ GIÁO
Vệ Đà hay Phệ Đà (Vẽda) có nghĩa là thông hiểu. Đây là tôn giáo tối cổ của Ấn Độ, là cỗi gốc của Bà La Môn giáo và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ.
Vệ Đà giáo chủ trương thờ Đa thần, gồm thờ cúng thiên nhiên, có nhiều tín ngưỡng, có nghi lễ, bùa chú. Được hình thành từ các truyền thuyết của thổ dân da đen bản địa Dravidian phối hợp với các tín ngưỡng của các dân tộc từ phía Tây Bắc đến xâm lăng, nhất là tộc da trắng Aryan tràn vào miền Bắc Ấn Độ (khoảng 1550 TCN).
Kinh Vệ Đà được viết bằng tiếng Bắc Phạn (Sancrit), ngôn ngữ của người Aryan. Sau này, cũng được viết lại bằng tiếng Nam Phạn (Pãli).Trong kinh, có những bản thánh ca để ca tụng các vị thần, như thần lửa, thần núi, thần sông… Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ. Ngoài ra, còn có những lời cầu nguyện, nghi thức tế tự và các câu phù chú bí mật. Bộ kinh gồm bốn tạng:
1- Rig Vẽda: có nghĩa là thi tụng cái biết. Hình thành vào thế kỷ thứ XX TCN, gồm 10 cuốn, tập hợp các bài ca ngợi thần linh, gồm 1028 bài.
2- Sama Vẽda: có nghĩa là ca vịnh thần chú. Hình thành vào thế kỷ thứ X TCN, dùng để hát xướng khi cúng tế, gồm 1549 bài.
3- Yayur Vẽda: có nghĩa là nghi thức tế tự cầu đảo. Gồm các bài cầu nguyện trong nghi thức tế lễ.
4- Atharva Vẽda: triển khai ý nghĩa của ba bộ kinh trên và sưu tập các chú thuật không quan hệ đến việc cúng tế. Hình thành vào thế kỳ thứ X TCN, tổng cộng 20 cuốn. Tuy chủ yếu ghi chép các phép thuật và bùa chú, nhưng có xen vào đó các bài khoa học làm mầm móng cho Thiên văn học và Y học sau này.
Giáo lý cơ bản của Vệ Đà giáo cho rằng: con người thường xuyên có mối quan hệ với thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Vì thế, chỉ có cúng tế, cầu đảo, con người mới người mới được thần linh ủng hộ trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như: thịt, bơ, sữa, rượu… được dâng lên thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.
Việc cúng tế thần linh rất quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế cũng trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Bà La Môn sau này.
Qua trình tự thời gian, tư tưởng thờ Đa thần của Vệ Đà giáo đã biến đổi thành Nhất thần, rồi từ Nhất thần sang lĩnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Vẽda), Phạm Thiên Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad), hình thành một tôn giáo khác là đạo Bà La Môn.
BÀ LA MÔN GIÁO (hay ẤN ĐỘ GIÁO)
-Bà La Môn (Brãhmana) là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng
người tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà La Môn là các tu sĩ, triết gia, học giả
và các vị lãnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất coi trọng đẳng cấp này.
-Bà La Môn giáo (Brahmanism) cũng gọi là Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism) là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), bắt nguồn từ Vệ Đà giáo. Hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1500 TCN hoặc sớm hơn nữa. Không xác định ai là giáo chủ hay người khai sáng đạo. Bậc chân sư hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là Guru. Hiện nay, đạo Bà La Môn có khoảng hơn 1 tỷ tín đồ.
Do được hình thành trên cơ sở của Vệ Đà giáo, nên đạo Bà La Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận các bộ kinh Vệ Đà như : kinh Bramana (Phạm Thiên Thư), Upanishad (Áo Nghĩa Thư), Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca), giải thích về Maya (Thế giới Ảo ảnh) và về Niết Bàn (Nippana).
Đạo Bà La Môn thờ đa thần (Polytheism). Trời hay Thượng Đế của tôn giáo này là một Trimuti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: đấng Brahma là thần Sáng tạo, đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ, đấng Civa (hay Shiva) là thần Tranh đấu và đấng Vishnu (hay Christna) là thần Bảo tồn. Ngoài ra, tôn giáo này còn thờ các thần khác như: thần Sấm Indra, thần Mặt trời Surya, thần lửa Agni, thần gió Vayu, thần Không trung Varuna.
-Bà La Môn giáo (Brahmanism) cũng gọi là Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism) là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), bắt nguồn từ Vệ Đà giáo. Hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1500 TCN hoặc sớm hơn nữa. Không xác định ai là giáo chủ hay người khai sáng đạo. Bậc chân sư hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là Guru. Hiện nay, đạo Bà La Môn có khoảng hơn 1 tỷ tín đồ.
Do được hình thành trên cơ sở của Vệ Đà giáo, nên đạo Bà La Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận các bộ kinh Vệ Đà như : kinh Bramana (Phạm Thiên Thư), Upanishad (Áo Nghĩa Thư), Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca), giải thích về Maya (Thế giới Ảo ảnh) và về Niết Bàn (Nippana).
Đạo Bà La Môn thờ đa thần (Polytheism). Trời hay Thượng Đế của tôn giáo này là một Trimuti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: đấng Brahma là thần Sáng tạo, đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ, đấng Civa (hay Shiva) là thần Tranh đấu và đấng Vishnu (hay Christna) là thần Bảo tồn. Ngoài ra, tôn giáo này còn thờ các thần khác như: thần Sấm Indra, thần Mặt trời Surya, thần lửa Agni, thần gió Vayu, thần Không trung Varuna.
THEO QUAN ĐIỂM BÀ LA MÔN, TRÊN ĐỊA HẠT XÃ HỘI, dân chúng Ấn Độ được chia thành năm giai cấp. Ai sanh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.
-Hàng Tăng lữ thuộc giai cấp Bà La Môn (Brahman). Giai cấp này được sanh ra từ miệng của đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng đế và các thần linh.
-Vua chúa, quý tộc, trưởng giả,công hầu khanh tướng thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ (Kshastriya). Họ được sanh ra từ vai của đấng Phạm Thiên, nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
-Thương buôn và các trại chủ giàu có thuộc giai cấp thứ ba là Phệ Xá (Vaisya). Được sanh ra từ hông của đấng Phạm Thiên. Họ nắm kinh tế, chuyên môn làm ăn với các tầng lớp dân chúng trong xã hội.
-Nông dân, công nhân bần cùng thuộc giai cấp Thủ Đà La (Sũdra). Được sanh ra từ chân của đấng Phạm Thiên.
-Loại người cùng khổ Chiên Đà La (Pariah) là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm những người làm các nghề hèn hạ như: ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật… Họ bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người và bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.
HỆ TƯ TƯỞNG GỒM CÓ:
1-Về Vũ trụ quan: thực tại tuyệt đối sinh thành và bảo tồn vũ
trụ, vạn vật được gọi là Brahman, có thể xem như tương đồng với khái niệm Đạo
của Trung Hoa hay Logos của Hy Lạp cổ đại.
2-Về Nhân sinh quan: con người dù bị ràng buộc trong vòng vô minh (có nghĩa là ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thoát khỏi chúng.
3-Đời người có bốn mục đích:
-Dharma: hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo.
-Artha: mưu sinh và thành đạt trong xã hội.
-Kama: thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ.
-Moksa: giải thoát khỏi vòng luân hồi bằng cách giải trừ hết các Nghiệp (Karma) vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế gian, tức là Luân hồi (Samsara).
4-Đời người phải trải qua bốn giai đoạn:
-Brahmacharga: học tập.
-Grhastha: lập gia đình, tạo sự nghiệp.
-Vanaprastha: hướng về tâm linh.
-Sanrgasu: thoát ly xã hội để tu hành.
5-Luân lý: con người chịu ba trọng ân: ơn trời, ơn thầy, ơn tổ tiên. Phải tu tập theo ba con đường: karmamarga (phụng sự), jnanamarga (trí tuệ hay minh triết), bhaktimarga (sùng kính trời).
6-Giữ mười giới răn:
-Ahimsa: không giết chóc.
-Satya: không nói dối.
-Asteya: không trộm cắp.
-Brahmacharya: không buông thả theo ham muốn.
-Aparigraha: không tham lam.
-Saucha: phải sạch sẽ, tinh khiết.
-Santosha: biết bằng lòng.
-Tapas: kỷ luật với bản thân.
-Svadhyaya: phải học tập.
-Ishvara pranidhana: vâng phục mệnh trời.
7-Nghi lễ: có năm thánh lễ chính. Tín đồ hành lễ tại nhà riêng và trong đền thờ.
-Mahashivarati: giữa tháng 2
-Holi: trong mùa Xuân
-Ramnavami: cuối tháng 3
-Dusserah: đầu tháng 11
-Diwali: giữa tháng 11.
8-Giáo luật:
Giới tăng lữ Bà La Môn được chia làm ba bậc: Sơ khởi, Trung và Thượng.
-Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường, và những vị phục sư nơi đền chùa. Họ tụng niệm ba bộ kinh Vệ Đà đầu, gồm: Reg Vẽda, Yayur Vẽda, Sama Vẽda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.
-Bậc Trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh quỷ thần. Thỉnh thoảng, họ làm vài phép linh cho dân chúng. Họ đọc và giảng giải bộ kinh Vẽda thứ tư là Atharva Vẽda. Bộ kinh thứ tư này có nội dung cao hơn ba bộ kinh trước và có những câu thần chú.
-Bậc Thượng là bậc cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Họ chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.
2-Về Nhân sinh quan: con người dù bị ràng buộc trong vòng vô minh (có nghĩa là ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thoát khỏi chúng.
3-Đời người có bốn mục đích:
-Dharma: hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo.
-Artha: mưu sinh và thành đạt trong xã hội.
-Kama: thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ.
-Moksa: giải thoát khỏi vòng luân hồi bằng cách giải trừ hết các Nghiệp (Karma) vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế gian, tức là Luân hồi (Samsara).
4-Đời người phải trải qua bốn giai đoạn:
-Brahmacharga: học tập.
-Grhastha: lập gia đình, tạo sự nghiệp.
-Vanaprastha: hướng về tâm linh.
-Sanrgasu: thoát ly xã hội để tu hành.
5-Luân lý: con người chịu ba trọng ân: ơn trời, ơn thầy, ơn tổ tiên. Phải tu tập theo ba con đường: karmamarga (phụng sự), jnanamarga (trí tuệ hay minh triết), bhaktimarga (sùng kính trời).
6-Giữ mười giới răn:
-Ahimsa: không giết chóc.
-Satya: không nói dối.
-Asteya: không trộm cắp.
-Brahmacharya: không buông thả theo ham muốn.
-Aparigraha: không tham lam.
-Saucha: phải sạch sẽ, tinh khiết.
-Santosha: biết bằng lòng.
-Tapas: kỷ luật với bản thân.
-Svadhyaya: phải học tập.
-Ishvara pranidhana: vâng phục mệnh trời.
7-Nghi lễ: có năm thánh lễ chính. Tín đồ hành lễ tại nhà riêng và trong đền thờ.
-Mahashivarati: giữa tháng 2
-Holi: trong mùa Xuân
-Ramnavami: cuối tháng 3
-Dusserah: đầu tháng 11
-Diwali: giữa tháng 11.
8-Giáo luật:
Giới tăng lữ Bà La Môn được chia làm ba bậc: Sơ khởi, Trung và Thượng.
-Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường, và những vị phục sư nơi đền chùa. Họ tụng niệm ba bộ kinh Vệ Đà đầu, gồm: Reg Vẽda, Yayur Vẽda, Sama Vẽda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.
-Bậc Trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh quỷ thần. Thỉnh thoảng, họ làm vài phép linh cho dân chúng. Họ đọc và giảng giải bộ kinh Vẽda thứ tư là Atharva Vẽda. Bộ kinh thứ tư này có nội dung cao hơn ba bộ kinh trước và có những câu thần chú.
-Bậc Thượng là bậc cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Họ chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.
Vào thời kỳ đầu, với trình độ nhận thức con người còn thấp kém, tư tưởng triết học Bà La Môn giáo chủ yếu dựa vào hình thức tế tự, mang tính chất đa thần. Họ tin tưởng rằng: nhờ những nghi thức tế lễ mà người ta có thể thông cảm với thần linh, được thần linh che chở và giúp đỡ cho giải thoát.Tới khi nhận thức ngày càng cao, con người bắt đầu ý thức về sự tồn tại của mình. Họ suy gẫm về cuộc đời, số phận và đi tìm lẽ sống cho con người. Theo trình tự thời gian, tư tưởng Vệ Đà đã đạt tới quan niệm một đấng Thượng Đế hữu ngã sáng tạo vũ trụ và một bản thể tuyệt đối vô ngã làm cội nguồn chung cho vũ trụ. Tuy nhiên, trên đại thể, kinh Vệ Đà vẫn thiên trọng về quan niệm một đấng Thượng đế hữu ngã hơn!
Thời Vệ Đà Thiên Thư, người ta sùng bái cúng tế để cầu xin sự trợ giúp của các thần linh, hình thức phần chính thuộc về Đa Thần giáo. Sang thời kỳ Phạm Thiên Thư, tín đồ chán việc tế lễ và thờ tự nhiều thần, nên tuyển lọc lại vài vị thần quan trọng để phụng thờ. Sau đó, chỉ thờ một vị thần là đấng Phạm Thiên (Brahma), vị thần tối cao toàn năng, siêu việt, sáng tạo ra vạn vật vũ trụ. Thế là đối tượng tín ngưỡng của đa phần dân Ấn Độ chuyện từ Đa Thần giáo sang Nhất Thần giáo. Qua đến thời kỳ Áo Nghĩa Thư, không chỉ giới hạn trong nghi thức tế tự mà bao gồm môn triết học cao siêu.
Áo Nghĩa Thư là những bộ kinh luận được các giáo sĩ Bà La Môn trước tác nhằm khai triển nền giáo lý Vệ Đà trên phương diện triết học. Trong khi các bộ kinh Vệ Đà chú trọng về nghi thức thờ phụng thì Áo Nghĩa Thư muốn tìm hiểu thêm về tự ngã và tự thể của con người và mối liên hệ của chúng với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn vật. Nội dung căn bản của Áo Nghĩa Thư cho rằng: con người cũng như mọi chúng sinh đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường tịch và vô trụ như bản thể tuyệt đối, thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã (có nghĩa là một linh hồn bất diệt). Khi tự ngã của con người hay của chúng sinh chưa hòa nhập với bản thể tuyệt đối (Brahman -tức là đấng Phạm Thiên hay Đại ngã-), thì tự ngã của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Họ chủ trương “Brahma-Atman đồng nhất” và con người giải thoát là con người hòa đồng vào bản thể của vũ trụ. Tiểu Ngã hòa đồng với Đại Ngã vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.
Tóm lại, nói đến Ấn Độ là nói đến một nền văn hóa với nhiều truyền thống tôn giáo. Nơi đây, có nhiều triết thuyết ra đời với nhiều hệ tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, các học thuyết sau này đều dựa vào tư tưởng triết học Upanishad (hay nói cách khác là hệ tư tưởng Vệ Đà và Bà La Môn), vì từ rất sớm, hệ tư tưởng triết học này đã chiếm một vị thế cực kỳ trọng yếu trong mọi khái niệm và xã hội của con người cổ đại cho đến hiện nay.
Hà Nguyên
(29/4/2015)
0 comments:
Post a Comment