www.facebook.com/tinducvinhlong

Vì không là chiếc lá vô tri nên không bay theo chiều gió cuốn .............. Vì không là dòng sông lạnh lẽo nên không giấu kín lòng sâu đen ..........

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Tóc che nửa mái hồn phiêu bạt/ Nửa mái âm âm nhuốm bụi đời.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Con sông nhỏ cong oằn bao nỗi nhớ/ Cánh sóng buồn cuốn biệt tuổi thơ tôi.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Người ở đâu về? / Từ dĩ vãng rờn xanh tuổi dại / Từ xa xôi theo những giấc mơ buồn

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Trang blog giới thiệu Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn học.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Em đi nghiêng khuất chiều xa xứ/ Lạc cánh chim ngàn quên lối xưa.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Tôi vẫn cứ hoài mơ / Mơ một ngày được trở về đất Vĩnh / Được thấy lại dòng Tiền Giang đỏ ngầu nước lũ / Chiều tan trường áo trắng rợp đường mơ.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Trang blog giới thiệu Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn học.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam - Hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Vách tranh che dấu điêu tàn cũ/ Se rét thu về một sớm mai

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Thu mòn giọng lá phôi phai / Gió thêu mây lạnh mưa nhòa áo sương

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Ở nơi đó / Tôi lớn lên bên bờ sông đất lở / Ngôi nhà xưa ủ dột mưa bay.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Thu mòn giọng lá phôi phai / Gió thêu mây lạnh mưa nhòa áo sương.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Một thời em như lá/ Vui trong mùa xuân đầy/ Quên tình anh nắng hạ/ Để thu về tình bay.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Một thời em lặng câm/ Tình bay theo mùa đông/ Một thời em như thế/ Để ngây thơ anh chờ.

Saturday, May 28, 2016

33. TRĂNG HẠ - SAY - RONG MƠ - HẠ XANH - NGÀY TRƯỚC KHI ANH ĐẾN - BÓNG VÀNG QUA

TRĂNG HẠ



Đã về chưa, đã đến chưa
hạ đỏ trời xám đất
em ngập ngua bảo giông mùa lạ
anh âm u đoản khúc ru buồn
Tươi xanh quá
Lá xanh – xanh đến ngát
đời cỏ đong đưa lời biếc ngộp rừng
Em xa anh
ở đâu đó bóng chim sầu vượt mạn
……….
Em đứng cười rẫy gió
vờn bóng đổ trăng mơ
Trăng hạ
Trăng rờn rợn lăng quay
Lăn nghiêng nghiêng suốt dốc thẳm sa mù .
TÍN ĐỨC

SAY



Ta đang làm gì ?
Cười hay khóc
Trong cơn say phiền muộn
Rượu tràn môi chặn cổ nghẹn lòi
Ta đang đi hay trôi theo sóng
Mà dưới chân mặt đất hóa mưa nguồn
Rượu chảy vào ta nổi đau rắn rít
Tai ong ong lời thú dữ gọi tình
Ta đang hát ư?
Miệng chưa mở lời vụt bay hư vọng
để buồn rơi long lốc dưới chân đời .

TÍN ĐỨC

RONG MƠ

RONG MƠ

Anh một thuở rong mơ
Nằm đón sóng rằm rì bỉển lạ
Đất cong mình mở cỏi mộng du
Em một thời hoang dại
Đá rêu xanh phủ lời ước hẹn
Đời mãi mê
dốc thẳm trượt xa mù
Hãy dừng lại
Dừng lại nghe thì thào tình nhỏ
Tình ngu ngơ
Tình gắp ruỗi mùa si
Em đó chăng ?
Em đứng đó trãi mùa cỏ thắm
Mở tung ra thăm thẳm cỏi thiên đường .

TÍN ĐỨC

Hạ xanh

HẠ XANH

Hạ xanh
mùa nhớ rờn xanh
Hạ về
mưa sâu dài mộng mị
bờ tóc ai dằn vặt giấc mơ tôi
Đã xa
xa quá đỗi mùa rong rêu mờ nhạt ,
để người đi rồi lại hứa quay về !
Người về chưa ?
về để nghe lời đất hát
đất âm âm mùi cỏ dại bụi bờ
Ai tung cánh theo mùa mơ nắng lạ ,
Cánh mõi rời gẫy khúc cuối chân mây !
Ồ ………..
Hạ xanh .
Ta mơ hoài mùa hạ cũ rờn xanh !

Tín Đức

Ngày trước khi anh đến


Ngày trước khi anh đến
Em cười hư không gió bổng
Tóc buông lung mắt lửa dậy thì

Ngày trước khi anh đến
Em hát lời biển khơi sóng dữ
Tung bụi trắng mù sương
Vi vu một cõi thiên di
Đường cánh bay cắt nửa chân trời

Ngày trước khi anh đến
Em ôm trăng xanh
Với tay vờn ước mơ bóng vỡ
Chạy suốt đời thơ
Ngã dựa chân mây ngủ giấc miên trường...

Bóng vàng qua

mùa lưu ly tiên khởi
để thu về rồi thu lại vàng hoa
Lá ngộp rừng nở xanh mùa khổ ải
Em đứng nhìn mưa vụn cuối trời xa

Em đã đến
đứng buồn trong nắng vỡ
đường xa mơ lối gãy khúc chân mây
Lại thấy vàng qua
vàng mê miết rụng
Loài cỏ mơ hát mãi khúc ru buồn !
Share:

32. TẦNG TRÊN HẠNH PHÚC - Tín Đức

TẦNG TRÊN HẠNH PHÚC


Em đứng đó lẫy lừng sinh khởi
Đẹp bên ngoài nhân đẹp tự bên trong
Nơi em đứng trời đen đất tím
đường khum lưng cõng cưỡi em đi
Em nhảy nhót tửng tưng hò hú
Thấy nực cười sông lửng thửng lén trôi
Em đứng níu khật khùng trọn tuổi
Chờ mưa ngu nắng dại trầm sầu
Em vi diệu chiêm bao vọng tưởng
Em khôn cùng hạnh phúc tầng trên .
16/9/2004
TÍN ĐỨC
Share:

31. TRẦN GIAN MUÔN MÀU - Tín Đức

TRẦN GIAN MUÔN MÀU



Khói thuốc xanh

Mày nâu môi đỏ
Ôi bản màu mộng mị trần gian
Anh xa xanh
Rời nâu tìm đỏ
Tìm môi em mộng thắm khoảng trời xưa
Em về đó
Mong lung mùa mây khói
Bờ mù xa về phía biển đêm
Khói thuốc xanh
Mày nâu môi đò
Đoản khúc buồn lãng đãng du ca .

8/2004
TÍN ĐỨC
Share:

30. Thơ - Người và Về - Tín Đức

Người về


Người đã đến từ trùng khơi sóng dữ
Tay trần lao dâng tặng ngút ngàn mưa
Mưa đẫm tình xanh
Mưa tràn tuổi dại
Mưa trùng phùng dập nát một thời vui
Người đã đến vung tay chèn mắt lửa
Miệng cười hư không
Môi méo mó lời ru
Ru đêm mây mưa
Ru ngày tục lụy
Đội trên đầu vụn vỡ mấy lời ru.

6/2/2004
Tín Đức

Người từ đâu về

Người từ đâu về
từ dĩ vãng rờn xanh tuổi dại
từ xa xăm như một giấc mơ buồn.
Người từ đâu về
mang tiếng vọng mùa vui ngày cũ
mùa hoang vu hun hút mù sương
người từ xa hay ở cận kề
mà tan vỡ trong vòng tay níu kéo
ngày vui qua mau
chân đời gấp ruổi
một lần về ngang đường xưa sỏi trắng
một lần nằm mơ chợt thấy đắng cay.
….
Người đến từ đâu
như loài chim bay lạc
mang về mùa bão rớt
cố dừng lại một lần tìm vạt nắng ngày xanh.

tháng 6/ 2008

Tín Đức

Người về đâu

Em bây giờ đi đâu
để tôi lại như con chiên ngơ ngác giữa bầy đàn
bước theo một con đường đã vạch
Em bây giờ về đâu
để tôi đây cười khóc mông lung
đắm chìm trần gian tạp sắc
em bây giờ xa xôi
ở đâu đó hư không vắng lặng
viễn ly - đoạn diệt – tím đường mây
Em bây giờ đến đâu
bóng chim bay tung trời gió thẳm
đi về đâu cõi trắng miên trường
tôi và em có bao giờ gặp lại
để khóc để cười bên góc vườn rung nắng
để mắt trong mắt - môi chờ môi
tay xanh lá mộng – tay vàng thu rơi.
Share:

29. THƠ - Những bài thơ viết tại Hà Nội - Tín Đức

Bài thơ mới viết tại Hà Nội

BÓNG VÀNG QUA

Mùa trẩy hội đang về cùng nắng lạ
Em hoang mê mang tình nhỏ quay đi
Bến mù sương anh đứng chờ lặng lẽ
Ở bên kia bờ cỏ đã vàng qua...

Ở bên kia. Ồ! bên kia
Mùa xuân đến
Mùa xuân hát
lời thinh không gió loạn
Xuân cười xanh trên lá nõn cành nâu
Em với tay
đón mùa xuân hoa đỏ
Đỏ lòng anh; đắng miệng nụ tình xuân.

Hà Nội ngày trở rét
16/12/2009
Tín Đức
GIẤC MƠ XUÂN

Nghe sống dậy ở trong miền ký ức
Nghe đời xanh như tuổi mới còn xanh
Trang thơ cũ trong vòng tay ấp ủ
Em đang mơ mùa hoa lạ xôn xao.

Ở bên kia của niềm thương nỗi nhớ
Ở bên kia của vụng dại mong chờ
Em xòe tay đếm mùa xuân đến nhẹ
Anh ngu ngơ đón kỷ niệm xa mờ

Con sáo nhỏ gợi tình anh rất nhỏ
Trăng phương Nam chìm nổi nhớ mang mang
Để xuân đến, để vàng hoa nắng mới
Để mùa sau không quên lãng mùa xưa.


Vĩnh Long, ngày 23/12/2009
Tín Đức
Share:

28. THƠ - THÁNG NĂM TRƯỜNG CŨ - Tín Đức

Tháng 5 trường cũ


Tháng 5 về ngang trường cũ
Phượng thắm nở xòe phủ đỏ cổng rêu
Em áo trắng của tình đầu vụng dại
Đã về đâu hun hút nẽo trời xa
Con sông nhỏ ngậm ngùi bờ tiễn biệt
Cổng trường xưa vắng bặt bóng người quen

tháng 5 mưa
mưa hạ tràn nỗi nhớ
Ta xòe tay đón kỷ niệm quay về
tháng 5 xanh
xanh rờn mùa lạ
Bạn bè đi đâu nỗi nhớ mang mang
Ta xếp lại từng trang đời thơ dại
Gửi tình ta cho những giấc mơ buồn.

10/3/2010
Tín Đức
Share:

27. THƠ - NƠI TÔI ĐANG SỐNG - Tín Đức

Nơi tôi đang sống

Nơi tôi đang sống

Nơi tôi đang sống
Như lá điêu tàn bên bờ sông đất lở
Bụi mù bay nắng dữ trưa hè
Nơi tôi đang sống
Bạn bè rời xa
người yêu dấu mặt
Co rút cô đơn
trong vũng tối u tình
Một mình
nhưng tôi vẫn sống
Cười khóc mông lung dưới chiều gió loạn
Vu vơ câu nhạc buồn lạc điệu bi ca
Môt mình và tôi vẫn sống
Giữa bủa vây trùng trùng huyển tưởng
Ngửa mặt nhìn đời
đón cuộc viễn ly

7/2003
Tín Đức
Share:

26. THƠ - HOÀI MƠ

HOÀI MƠ

HOÀI MƠ


Tôi vẫn cứ hoài mơ
mơ một ngày được trở về đất Vĩnh
được thấy lại Tiền giang đỏ ngầu nước lũ
chiều tan trường áo trắng rợp đường mơ

Ở nơi đó...
tôi đã lớn bên bờ sông đất lở
bên mái nghèo ủ dột mưa bay

Ở nơi đó...
Mẹ của tội trắng đầu sương chợ sớm
Cha suốt ngày lam lũ cuối triều sông


Ở nơi đó...
tôi còn lại người yêu thời đi học
run rẩy nụ hôn đầu trong góc tối không trăng

Lòng tôi mãi nhớ
nhớ cầu Lộ đêm về đứng mong em đến
nhớ gập ghềnh đường Nguyễn Du sỏi đá chân quen
nhớ chiều Trường An xanh bóng dừa lộng gió
bàn tay ai níu kéo cuộc tình bay

Vĩnh Long ơi!
chiều qua tình cờ đọc tin trên báo
hay lũ về vượt mạn Tiền giang
bản tin ngắn mà buồn dài trăn trở
vì nhà tôi cũng ở cạnh bờ sông
con sông nhỏ cong oằn bao nỗi nhớ
cánh sóng buồn cuốn biệt tuổi thơ tôi
...
Đêm nay lại nằm mơ thấy được về đất Vĩnh
thấy mẹ đứng cười xanh mùa cổ tích
thấy cha về lưới nặng cá trên vai
lại thấy em về bên hè phố đẹp
rợp bóng cờ vẫy gọi nắng hồng tươi

Quê mẹ của tôi ơi
tôi vẫn cứ hoài mơ
mơ một ngày được trở về đất Vĩnh.
Share:

Sunday, April 10, 2016

25. TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI ĐẠI

                                                           Bài viết của Hà Nguyên
Lời người viết: “Vào những năm gần đây ở nước ta nở rộ lên thông tin: một nhà giáo về hưu là ông Đỗ Văn Xuyền năm nay 79 tuổi, hiện sống tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là người đã tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ sau hơn năm mươi năm dày công nghiên cứu!
Thế nhưng, về “chữ Việt cổ” do ông Đỗ văn Xuyền tìm ra và giải mã này, hiện nay các nhà khảo cổ và sử học vẫn còn tồn nghi, cho rằng thực chất loại chữ viết này chỉ là một trong tám dạng chữ viết của người dân tộc Thái (còn gọi là Thổ hay Tày) sống ở miền Tây Bắc nước ta. Lối chữ này được cải biên từ chữ Phạn, có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ.
Theo sự tồn nghi này, các nhà khảo cổ và sử học cũng cho rằng: ông Xuyền và một số người khác đã nhầm lẫn giữa chữ Việt cổ với chữ viết của người dân tộc Thái! Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vậy là do họ đã suy luận dựa vào sách “Thanh Hóa quan phong” do một viên quan tri châu tên là Vương Duy Trinh biên soạn vào năm Thành Thái thứ 3 (1903) có chép lại một khúc ca tiếng Châu bằng chữ “Châu” (châu là đơn vị hành chánh ở miền núi, tương đương với huyện ở đồng bằng thời Pháp thuộc) được chú âm và dịch sang tiếng Việt bằng chữ Nôm kèm theo danh sách 35 “Man mẫu tự” (nghĩa là bảng chữ cái của người Man) cũng được chú âm bằng chữ Nôm”.

Tiếng Việt là tiếng nói (ngôn ngữ) của người Việt Nam và là quốc ngữ của nước Việt Nam chúng ta. Lịch sử Việt Nam ghi nhận, đã có ba loại chữ viết (văn tự) được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự ngữ tố, mỗi chữ biểu thị một âm tiết tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ là văn tự toàn âm tố, lấy âm tố (hay âm tiết) làm đơn vị.
Tuy nhiên, theo sự nhận định từ xưa đến nay của các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng như khảo cổ học cả trong và ngoài nước, có một thứ chữ khác, khác biệt hẳn với loại chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ với tên gọi là chữ Việt cổ.
Chữ Việt cổ là loại chữ gì và nó xuất hiện từ bao giờ?
Theo bộ Sử ký đầu tiên của nước ta là “Đại Việt Sử ký Toàn thư” của sử gia Lê Văn Hưu đời nhà Trần, sau này được sử gia Ngô Sĩ Liên đời Hậu Lê biên soạn lại, cho đến cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim và các bộ sách Lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả Viện Sử học thời hiện đại thì nước ta đã được thành lập từ trước thời Hồng Bàng với vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương vào năm Nhâm Tuất (2879) trước Công nguyên (TCN), tính đến nay (2016) là 4995 năm. Ngay từ lúc bấy giờ, người Việt thời Thượng cổ của chúng ta đã có chữ viết (văn tự) riêng biệt. Lối chữ viết này, có tên là “chữ Khoa Đẩu” (khoa đẩu có nghĩa là con nòng nọc). Chữ Khoa Đẩu này còn có tên là “Hỏa Tự” vì hình dáng của nó phảng phất như những con nòng nọc và từng chữ bốc lên như ngọn lửa. Cổ sử Trung Quốc còn ghi chép lại chuyện vua Đế Nghiêu nhận sản vật từ sứ giả Việt Thường (tức Văn Lang), trong đó có hai chiếc mai rùa trên có khắc chữ Khoa Đẩu do vua Hùng Quốc Vương gởi tặng vào năm 2435 TCN. Những tài liệu và các bằng chứng lịch sử còn lại cho thấy người Việt vẫn còn sử dụng chữ Khoa Đẩu đến thế kỷ XVII trong tôn phủ của chúa Trịnh: trong cuộc họp của Viện Cơ mật do Bằng công Nguyễn Hữu Chỉnh chủ trì, các quan chức cao cấp thời đó đã đề nghị dùng lại chữ Khoa Đẩu như chữ viết chính thức của người Việt, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh đã phản bác!
Nhưng tại sao ngày nay chữ Khoa Đẩu (tức chữ Việt cổ) lại bị thất truyền?
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 43 sau Công nguyên (SCN), nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ trong suốt gần một ngàn năm. Sử sách còn ghi rõ các thái thú: Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã thực hiện chính sách đồng hóa bằng nhiều cách, trong đó bắt dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán của họ. Chữ Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi, có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa của nước ta.
 Từ sau chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, cho dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, hoặc trực tiếp diễn đạt đủ hết ý nghĩa của tiếng Việt. Sự bất tương đồng này thể hiện ở chỗ: chẳng hạn như trong tiếng Việt là “trời xanh” thì phải viết là”thiên thanh”, “người” phải viết là “nhân”… Rồi do chữ Hán không có chữ “mọc” của tiếng Việt nên chữ “mọc” phải viết thành chữ “nhân mục”… Hơn nữa, một người, muốn đọc thông viết thạo chữ Hán thì phải bỏ ra một quá trình thời gian những mười năm.
Chữ Nôm ra đời từ trên cơ sở của chữ Hán. Nói cách khác, khi ta muốn viết và diễn giải chữ Nôm, cũng phải trải qua ngần ấy năm để học chữ Hán. Nhưng do chữ Hán có sự bất tương đồng khi diễn giải từ tiếng Việt sang chữ Hán, nên chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không thể đáp ứng nổi!
Chữ Nôm là loại văn tự được hình thành trên các cơ sở đường nét thành tố, phương thức cấu tạo của chữ Hán, tức là dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Việt. Chẳng hạn, để diễn tả tiếng Việt là “trời”, thay vì phải viết chữ “thiên” bằng chữ Hán, thì trong chữ Nôm viết chữ “thiên và chữ “thượng”.
 Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
-        Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn “đồng hóa chữ Hán”, tức là dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt, chẳng hạn như tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ, chim muông, đồ vật…xuất hiện lẻ tẻ trong các văn bản chữ Hán. Những  chữ Nôm đầu tiên này xuất hiện vào những thế kỷ đầu SCN, và đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ VI.
-        Giai đoạn sau, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo những nguyên tắc nhất định, mục đích ghi chép ngày một chính xác hơn tiếng Việt. Chữ Nôm dần dần phát triển theo thời gian từ thời Lý (thế kỷ XI) sang đời Trần (thế kỷ XIV) thì hệ thống mới thực sự hoàn chỉnh, mà điển hình là bài “Văn tế cá sấu” của Nguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên).
Đến thế kỷ XVIII, XIX, chữ Nôm đã phát  triển tới đỉnh cao, lấn át cả địa vị chữ Hán. Dưới thời vua Quang Trung, có tác phẩm Hịch Tây Sơn, hay trong khoa thi Hương năm 1789 đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Riêng Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thời Nguyễn sơ là minh chứng hùng hồn cho sự phát triển ở đỉnh cao của chữ Nôm!
Nhìn chung, chữ Hán và chữ Nôm tuy có sự khác biệt về lịch sử và hoàn cảnh ra đời, nhưng mục đích sử dụng và mỗi thứ chữ đều có bản sắc riêng về văn hóa.
Việc chế tác chữ Quốc ngữ là một công trình tập thể của nhiều giáo sĩ dòng Tên (Jésus) người Âu châu. Trong công việc này, có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, nhất là các thầy giảng Việt Nam giúp việc cho các giáo sĩ này! Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) là người đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ. Ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha-La Tinh, mà trong đó, có phần về ngữ pháp tiếng Việt, nó diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam (tức tiếng Việt) và tiếng Đàng Ngoài (tiếng Việt nói theo giọng của người miền Bắc) vào năm 1651. Ngoài việc biên soạn cuốn từ điển này, A.D.Rhodes còn soạn quyển “Phép giảng tám ngày”. Cuốn sách này có thể được xem là tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, phải đến 121 năm sau (1772), sau khi một cuốn từ điển khác cũng mang tên là “Từ điển Việt-Bồ-La” của Giám mục Pigneau De Béhaine (Bá Đa Lộc) ra đời với những cải cách quan trọng thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Quốc ngữ hiện nay.
Tiếng Việt hiện nay có sáu thanh điệu, gồm: không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và tương đối khó phát âm đối với những người mà tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ.
 Tóm lại, ngày nay, do việc sử dụng ký tự chữ La Tinh (a,b,c…) có  nhiều lợi thế, thời gian học rất ngắn: chỉ cần ráp các mẫu ký tự a,b,c… lại, là có thể đọc được chữ, thể hiện trực tiếp tiếng Việt nên chữ Quốc ngữ rất tiện dụng và hữu ích, hơn cả các thứ chữ mà người Việt Nam chúng ta đã sử dụng từ trước đến nay như chữ Khoa Đẩu, chữ Hán, chữ Nôm.


                                                      (19/3/2016)
Share:

Monday, February 15, 2016

24. THƠ: TÌNH PHAI - Tín Đức

TÌNH PHAI

                     Thơ TÍN ĐỨC




Tình đã dần phai theo tháng năm

Lặng buồn trên mi mắt nâu đen

Tóc che nửa mái hồn phiêu bạt

Nửa mái âm âm nhuốm bụi đời
Share:

23. TRUYỆN NGẮN: Người đàn bà nhặt lá - Hà Nguyên


NGƯỜI ĐÀN BÀ NHẶT LÁ




HÀ NGUYÊN



Đã quá nửa đêm, trời mưa rả rích dai dẳng, bà Sáu vẫn còn lang thang dọc theo hè phố vắng tanh cùng với xấp vé số ế trên tay. Ròng rã từ đầu hôm đến giờ, bà chỉ mới bán vỏn vẹn chừng mươi, mười lăm tờ vé số, cho dù đã rảo qua không biết mấy vòng khu phố chợ. Bà rầu đến nẫu ruột, than thầm trong bụng:” Buôn bán ế ẩm kiểu này, ngày mai còn nguyên cả xấp làm sao tranh nổi với đám con nít đông ken hay những người trẻ tuổi nhanh tay lẹ mắt hơn mình !”

Dù đôi chân đã mõi nhừ cộng với cổ họng khô đắng vì rao mời, bà Sáu vẫn cố gắng đánh vòng trở lại một lần nữa về phía đầu chợ, nơi quán cháo trắng của cô Mai với hy vọng sẽ gặp được vị khách sộp nào đó đi ăn cháo khuya, để nếu may mắn trúng mối, bà sẽ bán được nhiều! Đã có nhiều bận, bà Sáu vô mánh đậm nhờ đám công tử con nhà giàu từ trong hộp đêm dưới Bungalow ra,hào phóng mua mão hết cả cọc vé số của bà. Thế nhưng, khi đến nơi, bà hết sức thất vọng vì quán vắng teo, chỉ có mấy tay trong băng vác mướn mình trần trùng trục đang cùng với cánh xe ôm vừa ngồi nhậu lai rai, vừa chờ khách hoặc đón các mối hàng khuya!
Đang đứng co ro sát hàng ba của khu bách hóa mới, bà Sáu mừng quýnh khi bóng dáng chiếc xe du lịch đời mới đổ xịch trước quán cháo. Một đám choai choai nam có, nữ có nhảy ào ra khỏi xe cười nói huyên thuyên, làm huyên náo cả khu phố đêm đang tĩnh lặng. ( Có thể bọn họ vừa tàn một cuộc chơi, nhưng cũng có khi đây chỉ là thời khắc khởi điểm trước khi bọn họ “over night”(qua đêm) ở một xó xỉnh nào đó trong cái thị xã nhỏ bé này!
Sau khi đợi cho bọn họ yên vị, bà Sáu tiến lại gần rồi móc vé số ra mời. Bà ta chìa từng cùi vé ra theo hình nan quạt, cốt cho họ thấy rõ những con số đẹp, gồm cả số gánh, số bầy …. Thế nhưng, đám nam thanh nữ tú này vẫn nói cười vang rân, chẳng hề lưu tâm hay đếm xỉa gì đến tiếng chào mời hết sức tha thiết của bà!

Share:

22. TRUYỆN NGẮN: Chiều gió - Hà Nguyên

CHIỀU GIÓ




Tặng những người sống ở Vĩnh Long.



Bây giờ là buổi chiều cuối năm. Trong thời khắc giao mùa chộn rộn này, hầu như mọi người, ai ai cũng vội vội vàng vàng, cố gắng giải quyết cho xong việc ngoài phố, rồi trở về một nơi nào đó được xem như là tổ ấm của mình, chuẫn bị mọi thứ để đón chào mùa xuân mới! Như chỉ trong một đoạn đường nhỏ hẹp, đã có rất nhiều dấu chân đi qua, rầm rập những bước chân đời qua lại bộn bề. Thông qua hình ảnh những bàn chân, người ta có thể thấy được niềm hạnh phúc của người giàu có đan xen với nỗi bất hạnh của những kẻ nghèo! Có những đôi chân nhỏ nhắn nuột nà mang hài đỏ cài hoa lóng lánh, có những bàn chân to đùng với đôi hia bóng loáng, có những bàn chân cong queo tàn tật kèm theo nạng gỗ, lại có cả những bàn chân trần dính đầy bùn đất cáu bẩn …
Dọc theo lề con lộ nằm cặp theo mé sông là chợ hoa Tết với đủ các loài hoa muôn hồng nghìn tía đang khoe sắc hương. Nào là cúc đại đóa với màu vàng kiêu sa, nào là hoa hồng tượng trưng cho tình yêu có các màu đỏ, vàng, trắng, phớt hồng…, nào là tulip, nào là dạ yên thảo, rồi cẩm chướng, thược dược, cẩm tú cầu… Xen kẻ trong muôn hoa rực rỡ hương xuân kia là bóng dáng những nông dân vận áo quần lam lũ, chủ nhân của các gánh hàng hoa. Còn những khách mua hay ngắm hoa đi rảo rảo loanh quanh các hàng hoa để tìm món hàng mình ưng ý. Tiếng huyên náo, tiếng cò kè ngã giá bớt một thêm hai, tiếng xe chạy ngang qua … mọi thứ như khuấy động những giây phút hấp hối buổi chiều cuối cùng của năm cũ.
Duy chỉ có một người đàn ông vừa mới bước qua khỏi tuổi trung niên với dáng vẻ, phục sức sang trọng là chẳng có vẻ gì gấp gáp cả! Dường như ông ta đến từ một nơi nào đó rất xa xôi và đã ngồi trên chiếc ghế đá cạnh bờ sông Cái này đã lâu, mặt hướng về phía dòng sông. Thỉnh thoảng, ông ta đảo mắt nhìn lơ đãng mọi thứ chung quanh. Không biết bao nhiêu năm rồi, cứ vào buổi chiều cuối cùng của năm, ông đều đến đây để kiếm tìm một kỷ niệm, hay nói đúng hơn là MỘT NGƯỜI. Đó là một người con gái, người yêu đầu đời của ông, người đã biến mất khỏi cuộc đời ông suốt ba mươi mấy năm nay mà chẳng hề để lại dấu vết gì! Và năm nào cũng vậy, hình bóng của người con gái ấy cũng chỉ như bóng chim tăm cá, mọi tin tức về nàng tựa như những vũ điệu trong bóng mờ.
Khi ánh hoàng hôn tắt lịm phía chân trời, báo hiệu ngày đã lụi tàn, ông thở dài và đứng dậy, có vẻ như đang sắp sửa rời khỏi chỗ ngồi. Bỗng nhiên, ông ta giật mình như bị điện giật khi ánh mắt chạm vào một người đàn ông trông có vẻ quê mùa đang ôm mấy cành mai đứng lẫn trong đám người lố nhố phía đàng xa.
“Trời ơi!”. Ông ta thảng thốt kêu lên thành tiếng và bước những bước đi dài hơi xiêu vẹo về phía người đàn ông kia. Đôi khi ông ta loạng choạng suýt ngã vì bị đám đông xô đẩy, nhưng cuối cùng ông cũng đã đối diện người mà ông cần tìm gặp!
- Đã gần bốn mươi năm rồi, phải không anh Tư? Sau những giây phút yên lặng vì xúc cảm ngập tràn, cuối cùng người đàn ông có dáng vẻ sang trọng mở lời trước.
- Ông… anh Thụy! Thật bất ngờ quá! Người đàn ông được gọi là “anh Tư” đáp lại:
Thế là họ cùng ôm chặt lấy nhau. Rồi bỏ mặc dòng người đang hối hả ngược xuôi, họ cùng nhau trở về quá khứ, thuở tóc họ hãy còn xanh, thuở dấu chân chim của thời gian chưa hằn lên đuôi mắt họ!
Giữa dòng đời rực rỡ hương sắc mùa xuân kia, đâu có ai biết rằng chính họ đã từng là nhân chứng sống của một thời kỳ đáng nguyền rủa, một thời kỳ đáng để lụi tàn theo thời gian …

Share:

21. TRUYỆN NGẮN: Chuyện nhỏ ở xóm cồn

CHUYỆN NHỎ Ở XÓM CỒN


                                                   HÀ NGUYÊN


Xóm là cù lao nhỏ nằm trên sông Tiền, xung quanh bao bọc toàn bần chen lẫn với ô rô, cóc kèn mọc lô nhô. Cả xóm gói gọn ước chừng vài mươi nóc gia, đa phần là dân tứ xứ nghèo khổ tụ về đây lập nghiệp. Họ sống chủ yếu nhờ vào ruộng rẫy, hạ bạc. Bần cùng hơn thì đi mò cua, bắt hến lây lất sống qua ngày.
Trên xóm cồn, mọi sinh hoạt mua bán, giao tiếp hàng ngày của mọi người đều tập trung vào cái chợ chồm hổm nằm ngay đầu cồn, trước trụ sở ấp. Mỗi ngày, chợ chỉ họp từ tờ mờ sáng cho đến giữa giờ tỵ. Kề sát bên trụ sở ấp là cái tiệm nước của gia đình ông trưởng ấp. Ông này gốc là thương binh nặng, được phục viên rồi trôi nổi về xứ này sinh sống. “Sống lâu lên lão làng”, cộng với bản tính ngay thẳng, cương trực nên ông được dân xóm cồn kính nể, tín nhiệm bầu làm trưởng ấp kiêm luôn an ninh ấp.

Tiệm nước của gia đình ông bán đủ thứ hầm bà lằng: nào là cà phê, hủ tíu, nào là chạp phô có luôn cả la ve, ba xị đế… Đối với dân xóm cồn này, căn nhà lá tuềnh toàng vừa là tiệm nước, vừa là nhà của ông trưởng ấp là cái hội trường tổng hợp. Nó vừa là nơi trao đổi, mua bán duy nhất của cả xóm, vưa là nơi tụ hội vui chơi của mọi người sau một ngày lao động. Mọi thông tin đầu làng, cuối xóm đều được xuất phát từ nơi này!
    Thuở đó, xóm cồn nghèo nàn và hiu quạnh lắm. Nó giống như một ốc đảo bởi tứ bế toàn là sông nước. Nhịp sống lại buồn tênh, xa rời mọi tiện nghi của đời sống văn minh. Trên đất xóm cồn, phù sa đang còn trong quá trình bồi lắng nên nhiều nơi hãy còn sình sụp, hoang sơ. Phương tiện đi lại trong xóm phải nhờ vào cầu khỉ và xuồng ghe. Do tứ bề toàn sông nước như thế, nên dân xóm cồn hầu như cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.

Share:

20. TRUYỆN NGẮN: Ngày về của biển - Hà Nguyên

NGÀY VỀ CỦA BIỂN 


HÀ NGUYÊN


Người đàn bà đang bước đều trên con kiệt nhỏ. Dọc theo hai bên con kiệt là những vườn nhản, cây còn thấp lùm tùm được trồng chen lẫn với những liếp bông cúc Đà Lạt đủ màu sắc. Đây là vùng đất cù lao trù phú nằm trên một nhánh của sông Tiền có tên gọi là sông Cổ Chiên. Bất giác chị mỉm cười khi nhớ đến lời nói của người tài xế Honda ôm lúc thả chị xuống ở đầu con kiệt: ” Từ đây tới đó, cứ đi miết, chỉ một thôi đường là tới”. Một “thôi đường”, theo lời của người dân miệt vườn này, dễ chừng đi muốn rạc cả chân, nhất là đối với người hiện đang sống nơi thị thành, cứ mỗi bước là lên xe xuống ngựa, ít khi có dịp đi bộ xa như chị. Thế nhưng, khoảng cách này có nghĩa lý chi đâu nếu so với khoảng thời gian đằng đẳng mười hai năm chị đã chờ đợi đến mòn mõi, đã tìm kiếm đến vô vọng một bóng hình chẳng bao giờ phai mờ trong tâm khảm chị.

Share:

Sunday, February 14, 2016

19. ART: Watercolor by Painter Chihiro Iwasaki

Watercolor
Very beautiful
by Miss. Keiko Kabayashi - Japanese Painter
Source: Google Images

Share:

18. ART: Watercolor by Painter Keiko Kobayashi

Watercolor
Very beautiful
by Sir. Keiko Kabayashi - Japanese Painter
Source page: https://www.facebook.com/keiko.kobayashi.5205?ref=ts&fref=ts


Share:

17. Một số vấn đề về ca khúc hôm nay

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CA KHÚC HÔM NAY









N gày nay, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại. Nhu cầu tìm hiểu và sáng tác đã trở nên cần thiết đối với người yêu âm nhạc, nhất là giới trẻ.
Có nhiều thể loại âm nhạc. Trong đó, có một số thể loại điển hình như: hình thể Ca khúc (Canto), hình thể Dạ khúc (Serenata), hình thể Biến tấu (Varasione), hình thể Nhạc kịch (Opera)… Tuy nhiên, đối với đại đa số quần chúng Việt Nam ta, có lẽ Ca khúc là loại hình thể âm nhạc được mọi người biết đến và yêu thích nhiều nhất!
Danh từ “ca khúc” quen thuộc và đơn giản ấy lại bao hàm một khái niệm rộng lớn. Trong đó, có cả những sáng tác tự phát của nhân dân (Dân ca), những tác phẩm của các nhạc sĩ chuyên nghiệp (Ca khúc Nghệ thuật). Gần đây nhất lại còn xuất hiện những hình thái mới phục vụ cho thị trường quảng cáo, tiếp thị, biểu diễn thời trang (Kỹ nghệ Thương nhạc)…
Nét đặc trưng của “ca khúc” là một tác phẩm thanh nhạc chủ yếu khai thác triệt để âm điệu của tiếng nói con người. Khi tiếng nói được nâng lên thành tiếng hát thì nó trở thành một thứ nghệ thuật thanh nhạc. Và nếu như tiếng nói con người mà trong đó sự lên hay xuống giọng được thể hiện một cách tự phát, thì trong một ca khúc vấn đề lại khác hẳn! Ở đây, việc “lên giọng, xuống giọng” được hệ thống và trật tự hóa trên cơ sở một sự sắp xếp hài hòa theo chủ tâm của tác giả. Có một giai điệu được tiến dẫn theo quy luật về hòa thanh cộng với tiết tấu phù hợp với tâm lý nghe của đa số mọi người. Đây chính là nguyên nhân vì sao người ta hay dùng thơ ca làm lời ca thay cho văn xuôi! Chính yếu tố gieo vận trong thơ là tiền đề nảy sinh ra giai điệu!
Trong phạm vi nhỏ của bài viết này, người viết xin mạn phép bàn đến một số vấn đề của ca khúc. Đây là một trong những hình thái nghệ thuật tương đối đơn giản, nhưng lại có tầm bao quát rộng lớn trong đời sống âm nhạc hôm nay.
Nhìn chung, nền âm nhạc Việt Nam đương đại là một nền âm nhạc không cân đối. Nó rất mạnh về ca khúc phổ thông và rất yếu về hoạt động khí nhạc (trong khi trong thực tế, cả hai thể loại này đều rất quan trọng: một loại nhằm phục vụ cho đại đa số quần chúng, còn một loại cần thiết cho việc nâng cao và cách tân nghệ thuật đỉnh cao).
Share:

16. Boléro có phải là nhạc "sến" hay không?

BOLÉRO

CÓ PHẢI LÀ NHẠC "SẾN" HAY KHÔNG?


Boléro là một điệu nhảy dân tộc, có nguồn gốc xuất xứ từ nước Tây Ban Nha, do một vũ sư tên là Sébastian Zérezo sáng tạo. Sau đó, theo làn sóng người di cư sang Tân thế giới, tiết điệu Boléro được phát triển mạnh ở Mỹ châu La tinh, mà đặc biệt là ở Cu Ba.
Được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 50 của thế kỷ XX. Theo tài liệu sử nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chính là người đầu tiên đã sáng tác bài hát nổi tiếng “Duyên quê” bằng điệu Boléro. Âm điệu du dương của điệu nhạc này đã khiến cho khán thính giả thời đó nức lòng say mê! Rồi tiếp theo, còn rất nhiều nhạc sĩ khác ở miền Nam sáng tác nhiều ca khúc với tiết tấu Boléro như: Trúc Phương, Lam Phương, Dzũng Chinh, Vinh Sử… và ngay cả nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn, cũng đã từng sáng tác ca khúc “Lời buồn thánh” với lời lẽ ca từ thật hoa mỹ:
Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu. Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều. Trời mưa, trời mưa 
ẢNH TƯ LIỆU TÍN ĐỨC: NHẠC SĨ TRÚC PHƯƠNG, NGƯỜI NGỒI BÊN PHẢI (DẤU X),
ĐANG NGỒI CHẤM THI HỘI DIỄN VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG NĂM 1990 TẠI VĨNH LONG

Share:

15. THƠ: Xuân mơ, Tình phai

XUÂN MƠ


Thẳm xa tình em
                  bỗng đỏ lửa quay về
Anh thấy em trên cầu vồng tạp sắc
Em đứng đợi mùa xuân đến muộn
                              dáng xanh xao trong giấc mộng bụi bờ
……
Gió thôi hát
                  gió chỉ gào khản cổ
                              nắng ngậm ngùi phủ dụ đá phong rêu
……
Để bên kia
                  ôi bên kia nụ tình rưng rức
                              trải thảm xanh trên mỗi bước chân người
Anh mọc cánh
                  bay cao cùng xuân muộn
                              cùng với tay níu cành lộc sang mùa
……
Anh ngộp thở ôm trắng ngần tình lạ
Ghé môi hôn miền trăng lạnh cuối ngàn .


Share:

14. THƠ: Hoài mơ - Trăng Hạ - Nơi tôi đang sống


HOÀI MƠ

    Tôi vẫn cứ hoài mơ
    mơ một ngày đươc trở về đất Vĩnh
    được thấy lại Tiền giang đỏ ngầu nước lũ
    chiều tan trường áo trắng rợp đường mơ

    Ở nơi đó
    tôi đã lớn lên bên bờ sông đất lở
    bên mái lá nghèo ủ dột mưa bay

    Ở nơi đó
    mẹ của tôi trắng đầu sương chợ sớm
    cha suốt ngày lam lũ cuối triền sông

    Ở nơi đó
    tôi còn lại người yêu thời đi học
    run rẩy nụ hôn đầu trong góc tối không trăng

    Lòng tôi mãi nhớ
    nhớ cầu Lộ đêm về đứng mong em đến
    nhớ gập ghềnh đường Nguyễn Du sỏi đá chân quen
    nhớ chiều Trường An xang bóng dừa lộng gió
    bàn tay ai níu kéo cuộc tình bay

    Vĩnh Long ơi,
    quê mẹ của tôi ơi
    chiều qua tình cờ đọc tin trên báo
    hay lũ về vượt mạn Tiền giang
    bản tin ngắn mà buồn dài trăn trở
    vì nhà tôi cũng ở cạnh bờ sông
    con sông nhỏ cong oằn bao nỗi nhớ
    cánh sóng buồn cuốn biệt tuổi thơ tôi
    ........
    Đêm nay lại nằm mơ thấy được về đất Vĩnh
    thấy mẹ đứng cười xanh mùa cổ tích
    thấy cha về lưới nặng cá trên vai
    lại thấy em về trên hè phố đẹp
    rợp bóng cờ vẫy gọi nắng hồng tươi

    Quê mẹ của tôi ơi
    tôi vẫn cứ hoài mơ
    mơ một ngày được trở về đất Vĩnh...

Share:

13. Vài kỷ niệm với Nhạc sĩ Trúc Phương - Tín Đức

VÀI KỶ NIỆM VỚI
NHẠC SĨ TRÚC PHƯƠNG



LƯƠNG TÍN ĐỨC

(http://newvietart.com/index3.3933.html) 

Năm 1984, nhạc sĩ Trúc Phương từ Duyên Hải, Trà Vinh lên Thị xã Vĩnh Long. Trong khi chờ đợi vào làm việc tại hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Cửu Long (lúc đó Vĩnh Long và Trà Vinh chưa tách tỉnh), qua sự giới thiệu của Họa sĩ Hồ Thủy, anh đến ở nhờ với chúng tôi. Thời gian đó, chúng tôi thuê nhà của chú Tư Lưu ở hẻm 25 (hẻm Lò bánh mì Phước Thành), đường 30-4 (đường Tống Phước Hiệp cũ).
Gọi là “nhà” cho sang, chứ đó chỉ là một căn phòng nhỏ vỏn vẹn khoảng 8m2, nằm cặp sát mé sông Long Hồ, một nhánh của sông Cổ Chiên. Khi anh đến ở chung, sau khi hỏi ý chủ nhà, vợ tôi -Hà- đã chà rửa sạch cái chuồng heo cũ ở kế bên phòng của chúng tôi (trước đó chủ nhà nuôi heo ở đó), rồi lấy mấy tấm bảng hiệu cũ trải lên để làm chỗ ngủ cho anh. Ít lâu sau, hai em Long và Sơn là học trò học vẽ của tôi cùng đến ngủ chung với anh tại chuồng heo này!
Những ngày ấy, dù cuộc sống còn thiếu thốn nhiều nhưng rất vui. Sau các bữa cơm tối, đêm đêm, chúng tôi ngồi quây quần bên bếp củi nấu nước uống trà, uống café, đàn ca hát xướng… Bạn bè văn nghệ cũng thường xuyên đến chơi rất đông. Có những người quen cũ của anh như nhà văn Sơn Nam (cùng đi với nhà văn Lý Lan), nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (tức Nhật Trường), ca sĩ Duy Khánh…cũng đã từng đến thăm anh tại nơi này!
Thời gian này, theo sự đề nghị của tôi, Trúc Phương đã chép lại phần lớn nhạc của anh đã soạn trước 1975 để tặng cho tôi. Chữ viết của anh rất đẹp, anh thường dùng viết Bic màu đen để chép tay từng bản nhạc. Người bạn vong niên này của tôi cũng đã góp ý và trao đổi rất nhiều về kinh nghiệm soạn nhạc cho tôi… Anh cũng thường tâm sự với chúng tôi về những trải nghiệm trong cuộc sống, về những tháng ngày gian nan sau 1975 của anh. Anh kể: “ Sau 75, khi anh và vợ anh chia tay nhau (vợ anh là người Khmer lai Pháp), tài sản của anh vỏn vẹn chỉ có cái giỏ đệm đựng mấy bộ đồ, phải đi chân đất vì không có đôi dép mủ để đi…”
Share:

12. Cái Đẹp Trong Sự Hài Hòa Chung

Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện lâu đời nhất trên trái đất. Ngay từ thời tiền sử, tổ tiên ta không những đã biết dùng nó để làm phương tiện thông tin, liên lạc với nhau, mà còn sử dụng các đường nét, hình khối ấy để giải trí sau những giờ lao động. Những bức bích họa trong các hang động ở vùng Lưỡng Hà, hay lưu vực sông Trường Giang trên đất nước Trung Hoa, cùng với văn tự mang tính chất tượng hình của người Ai Cập hoặc Trung Quốc cổ đại, mà cách thể hiện văn tự này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay đã minh chứng cho điều đó!
Share:

11. Nguồn Gốc Lễ Vu Lan Trong Văn Hóa Dân Gian


(Ảnh nguồn: trithucvaphattrien.vn)

Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật giáo Đại Thừa: “Phật Thuyết kinh Vu Lan Bồn” do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ chữ  Phạn sang chữ Hán vào đời Tây Tấn (khoảng năm 750-810 sau CN) và được truyền vào Việt Nam không rõ năm nào! Được xuất phát từ giáo lý nhân sinh của Phật Giáo, mục đích thể hiện chữ hiếu của con người. Đồng thời, cũng thể hiện tấm lòng vị tha đối với những linh hồn bơ vơ, không nơi nương tựa.
Chữ “Vu Lan” có nguồn gốc từ chữ Phạn “Ulambana”, dịch ra chữ Hán là “Giải đảo huyền”. Giải: có nghĩa là gỡ ra khỏi vướng mắc, cởi trói buộc, giải mê lầm; đảo: ngược, (còn có nghĩa là những hành động điên đảo, sai lầm); huyền: treo. “Giải đảo huyền” có ý nghĩa sâu xa là giải thoát khỏi những nỗi phiền não, những dây luyến ái đã từng trói buộc tham sân si.
Lễ Vu Lan còn có tên là “Vu Lan Bồn”. Chữ “bồn” có nghĩa là chậu, dùng để diễn nghĩa chậu thc ăn dâng cúng. Lễ “Vu Lan” hay “Vu Lan Bồn” có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ, những người quá cố trong bảy đời (tức là cửu huyền thất tổ). Truyền thuyết dân gian cho rằng, khi còn sống ở trần gian, nếu ai đã làm điều gì tội lỗi, thì khi chết đi sẽ bị đọa vào địa ngục. Thế nhưng, nếu như được sự dâng cúng, chú nguyện, người đó sẽ được nhờ ân đức Tam bảo, thoát ra khỏi địa ngục, sanh về cõi trời an lành khác.

Share:

10. Tìm Hiểu Về Vệ Đà Giáo Và Bà La Môn Giáo

*Tổng hợp từ các tài liệu bằng nguyên bản tiếng Anh



(Ảnh: Wikipedia) 


Vệ Đà giáo và Bà La Môn giáo (hay Ấn Độ giáo) là hai tôn giáo có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ.

SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ

Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn, một nền văn minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300 đến 1700 trước Công nguyên (TCN). Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối tiếp bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Vệ Đà, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của các vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapadas. Giữa hai giai đoạn này, vào thế kỷ thứ VI TCN, Mahavira và Thích Ca Mâu Ni ra đời.

Tiểu lục địa Ấn Độ được thống nhất dưới vương triều Maurya trong suốt hai thế kỷ III và IV TCN. Sau đó, nó lại tan vỡ và rất nhiều phần bị thống trị bởi vô số những vương quốc thời Trung cổ trong hơn mười thế kỷ tiếp theo. Những phần ở phía Bắc được tái hợp một lần nữa vào thế kỷ thứ IV sau Công nguyên (SCN) và duy trì được sự thống nhất này trong hai thế kỷ, dưới thời của vương triều Gupta. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ. Trong suốt thời kỳ này và vài thế kỷ sau đó, Ấn Độ bị thống trị bởi các vương triều Chalukya, Chola, Pallva và Pandya và trải qua giai đoạn vàng son của mỗi thời kỳ. Cũng trong thời điểm này, đạo Hindu và đạo Phật đã lan tỏa tới rất nhiều vùng tại Đông Nam Á. 

Share:

9. Sơ lược về lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ thượng cổ đến cận đại


SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỪ THƯỢNG CỔ ĐẾN CẬN ĐẠI
Bài viết sưu tầm của Hà Nguyên

                                   Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hiện vẫn chưa xác định chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam từ lúc nào. Dựa trên giả thiết, có một nghiên cứu cho rằng Phật giáo Nguyên thủy truyền vào Giao Chỉ  trong khoảng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên bằng truyện “Nhất dạ trạch” trong tập “Lĩnh Nam trích quái” của Nguyễn Dữ đời Trần kể lại việc Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang.
Theo tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, trong hai thế kỉ thứ I và thứ II sau Công Nguyên, ngoài hai trung tâm Phật giáo tại Trung Quốc là Lạc Dương và Bành Thành, còn một trung tâm thứ 3 xuất hiện tại Luy Lâu, thuộc Giao Chỉ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), Có người cho rằng, Luy Lâu đã được hình thành trong đầu thế kỉ thứ I, sớm hơn cả Lạc Dương và Bành Thành. Có một điều chắc chắn là trung tâm Luy Lâu này đã được hình thành từ các tăng sĩ đến từ Ấn Độ, chứ không phải từ Trung Quốc.
Sau đó, sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam cùng do cả 2 con đường: đường biển từ phía Nam lên và đường bộ từ phương Bắc xuống.
Vào năm 189 sau Công Nguyên, tác phẩm về Phật giáo đầu tiên “Lý hoặc luận” được nhà truyền giáo đầu tiên là Mâu Tử (hay Mâu Bác) viết tại đất Giao Chỉ. Đến năm 247 sau Công Nguyên, thiền sư Khương Tăng Hội (có cha gốc là người Khương Cư - Ấn Độ)  là vị thiền sư người Việt đầu tiên sang Đông Ngô -một trong ba nước thời Tam Quốc-  truyền đạo. Năm 580, thành lập Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi và thành lập Thiền phái Vô Ngôn Thông năm 820. Dần dần, đạo Phật càng lúc càng thâm nhập vào dân chúng và chịu ảnh hưởng bởi Phật giáo phương Bắc. Có một điều đáng ngạc nhiên là, mặc dù Phật giáo Trung Quốc có đến 10 tông phái*, thế nhưng chỉ có Thiền tông là được truyền sang nước ta trước nhất và mạnh mẽ nhất!
Sau giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc, nước ta hoàn toàn độc lập vào năm 939. Các vương triều Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và nhà Trần đều xem Phật giáo là Quốc giáo. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng ban chức “Tăng thống” đầu tiên cho Thiền sư Khuông Việt (tức Ngô Chân Lưu). Vua Lê Đại Hành mời Thiền sư Pháp Thuận (hay Đỗ Thuận) và Vạn Hạnh làm cố vấn về chính trị. Năm 1009, nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời cực thịnh của Phật giáo tại Việt Nam kéo dài khoảng 400 năm. Các vị vua thời Lý đều tôn sùng đạo Phật và lấy đạo từ bi làm phương pháp trị nước. Vào năm 1069, thành lập Thiền phái Thảo Đường. Trong thời gian này, Phật giáo Đại thừa với các tạng kinh: Kim cương, Dược sư, Pháp hoa, Viên giác… được truyền tụng.

Share:

8. Ý Nghĩa Của Sự Giác Ngộ Trong Phật Giáo


(Tượng: Hòa Thượng Tịnh Sự tại Chùa Viên Giác 
Vĩnh Long do Tín Đức thực hiện)


Giác ngộ là gì?
Giác ngộ là một quá trình chuyển hóa toàn diện của một con người xảy ra ở bốn phương diện, đó là: tri thức, tình cảm, thái độ và cách cư xử.

Theo từ nguyên, Phật (Buddha) có nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức hoàn toàn khỏi các ràng buộc và chấp thủ của thế gian. Và sự giác ngộ (bodhi) là sự tỉnh thức về các hiện hữu và đời sống bằng con mắt của lý nhân duyên.

Xuất phát từ kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha) và bằng những nỗ lực tích cực của bản thân thông qua con đường thiền định và quán chiếu, Đức Phật đã trở thành một bậc giác ngộ tối thượng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sau khi tự mình thực chứng con đường giác ngộ, Đức Phật đã hướng dẫn chúng sinh một cách khéo léo và tỉ mỹ những kinh nghiệm giác ngộ của Ngài và con đường đã đưa Ngài đạt đến mục đích!

Giác ngộ đầu tiên là sự chuyển hóa về tri thức: sự ngu muội được thay thế bằng tuệ giác. Kế tiếp là sự chuyển hóa tình cảm: thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế bằng sự an tịnh, đau khổ bằng hạnh phúc. Thứ ba là sự chuyển hóa trong thái độ: cố chấp được thay thế bằng cởi mở. Và thứ tư là sự chuyển hóa trong cách cư xử: sự tước đoạt được thay thế bằng sự ban cho, sự lười biếng bằng sự năng động và sự phá hoại bằng sự kiến tạo.

Share:

7. Tư Tưởng Của Triết Học Phật Giáo - Hà Nguyên

Tư Tưởng Ca Triết Hc Pht Giáo
Bottom of Form

                                                           


      Đạo Phật có phải là một tôn giáo hay không? Đó là một câu hỏi chưa ai có lời giải đáp cụ thể khi đạo Phật ngày nay được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới; và đã đóng vai trò vô cùng quan trọng cũng như chịu sự ảnh hưởng trong bối cảnh lịch sử và văn hóa của truyền thống tôn giáo và triết học Đông phương.

Share:

6. Một số nhận xét về Phật Giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông - Hà Nguyên






Trước đây, người ta thường cho rằng giáo lý Nguyên Thủy là giáo lý Tiểu Thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, mà chỉ có giáo lý Đại Thừa mới là giáo lý chân chính của Phật giáo. Ngược lại, một số khác lại cho rằng giáo lý Nguyên Thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Đại Thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ cả hai truyền thống đến hàng ngàn năm!
Ngày nay, với những phương tiện tiến bộ, quan điểm như thế về Tiểu Thừa và Đại Thừa đã không còn thích hợp! Phần lớn các nhà nghiên cứu Phật giáo đều chấp nhận một số tư tưởng Đại Thừa là những tư tưởng của Phật giáo Nguyên Thủy. Nếu chúng ta chịu khó so sánh bốn tập A Hàm của Trung Quốc với các tập Pàli Nikàya tương đương, chúng ta sẽ thấy có nhiều đoạn văn A Hàm lại nguyên thủy hơn các đoạn văn Pàli.
Thái độ của một số Phật tử Đại Thừa xem tư tưởng Tiểu Thừa là thiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi, cũng như phủ nhận ba tạng Pàli, bốn bộ A Hàm và các Luật, Tạng không phải là những tinh hoa tốt đẹp và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy, cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản tri thức!

Share:

5. Chúng ta nên hiểu về Đạo Phật như thế nào? - Hà Nguyên

CHÚNG TA NÊN HIỂU VỀ ĐẠO PHẬT
 NHƯ THẾ NÀO?

                                                                        Bài viết của Hà Nguyên
                                                                   Tặng chị Kim Hương


Đạo Phật không phải là một tôn giáo hay một tín ngưỡng thuần túy, mà là một hệ thống tư tưởng thống nhất! Chúng ta có thể khẳng định điều này, bởi vì tất cả giáo lý Phật giáo đều là nền tảng cho việc xây dựng một con người giác ngộ, vị tha, xem cuộc sống là lý tưởng cao quý của đời mình với tâm hồn từ, bi, hỷ, xả!
Đặc điểm lớn nhất của người khai sáng cho Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni -một nhân vật lịch sử có thật-, là không bao giờ tự nhận mình là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho loài người. Ngài đã từng nói: “Con người ai ai cũng có Phật tính. Trước Người, đã có hằng hà sa số Phật!”

Share:

4. Bàn Về Vấn Đề Vô Ngã Trong Phật Giáo

Bàn V Vn Đ Vô Ngã
Trong Pht Giáo
Bottom of Form
      Hàng ngày, thỉnh thoảng ta bắt gặp hình ảnh các vị sư sãi đi khất thực trên đường phố. Họ làm như thế với mục đích gì?

     Đối với các tỳ-kheo, việc khất thực có những điều lợi ích: tâm trí được rảnh rang, ít phiền não, không bận rộn tâm và thân vì sinh kế, đoạn trừ tâm kiêu căng, ngã mạn; đồng thời, tín chúng có thể tùy theo phương tiện mà hỷ cúng, có thể tùy lúc tùy nơi để thân cận Tam Bảo. Và điều quan trọng hơn cả là để diệt ngã.

NGÃ LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN PHẢI DIỆT NGÃ?
   Mỗi tôn giáo hay một quan điểm triết học đều có những định nghĩa khác nhau về ngã.
   Theo tiếng Việt, “ngã” hay “bản ngã” có nghĩa là “cái tôi” hoặc “cái ta”. Tương tự như thế, triết học Tây phương gọi ngã là “ego”. Tiếng Pháp gọi ngã là “le moi”. Tiếng Anh là “myself”. Tiếng Sanskrit gọi ngã là “atman”.  Một cách tổng quát, ngã có nghĩa là một thực thể (tức là một cái gì có thật) trường tồn, và là một phần của con người, là một cái tôi tuyệt đối riêng biệt, không ai thay thế được. Là phần làm chủ và trách nhiệm mọi tư duy, tình cảm, ý chí, hành động của con người.
    Nói cách khác, ngã là một nhóm của những chức năng tinh thần hay quá trình cho phép chúng ta tri giác, lý luận, phán đoán, chứa đựng những ký ức và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Bản ngã là một phần của nhân cách trong sự giao tiếp với thế giới bên ngoài.
    Cơ Đốc giáo lại gọi ngã theo một ý nghĩa khác có tên là “soul” (có nghĩa là linh hồn).
    Thế nhưng, theo quan điểm của Phật Giáo, tất cả những khái niệm về ngã như thế đều không đúng! Đối với triết học Phật Giáo, một ngã như thế là không có thật, mọi quan niệm về ngã chỉ là ảo tưởng, mọi nhận thức về ngã chỉ là ảo giác. Vạn vật, kể cả “cái ta” cũng không có thật, không có tự tánh, không thể nắm bắt, không sinh không diệt. Sự sinh và diệt mà chúng ta thấy mỗi ngày chỉ là sự sinh và diệt của những ảo ảnh.

Share:

MỤC LỤC TRANG

Powered by Blogger.

Blog Archive

Tin về Hà Nguyên


TÁC GIẢ HÀ NGUYÊN CÓ TÁC PHẨM DO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI BÌNH CHỌN “TRUYỆN NGẮN HAY ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT 2015” Vừa qua, Hà Nguyên, một cây bút nữ hiện ngụ tại Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, là cộng tác viên thường xuyên của báo Vĩnh Long và một số báo ở đồng bằng sông Cửu Long đã được cộng đồng người Việt hải ngoại bình chọn tác phẩm “Chuyện nhỏ ở xóm Cồn” của chị là truyện ngắn viết bằng Việt ngữ được đọc nhiều nhất năm 2015. Truyện ngắn “Chuyện Nhỏ Ở Xóm Cồn” được đăng lần đầu tiên trên báo Vĩnh Long. Sau đó, qua đường truyền của Vĩnh Long Online, truyện ngắn này được cộng đồng người Việt ở các nước Nga, Mỹ, Đức, Hungary, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Australia… truyền tải và phổ biến. Lấy cảm hứng từ cuộc sống nông thôn Nam Bộ với bút pháp bình dị nhưng không quê mùa, chứng tỏ tác giả có sự trau chuốt ngôn từ rất cẩn thận, Hà Nguyên đã đưa cái chân quê Nam Bộ vào trong truyện ngắn này để tạo ra nét đặc thù rất riêng. “Chuyện nhỏ ở xóm Cồn” kể về sinh hoạt của những người bần cùng, đa phần sống bằng nghề hạ bạc trên một cù lao nhỏ nằm trên dòng Tiền giang ở giai đoạn những năm 50 của thế kỷ trước. Một ngày nọ, có một gánh hát thuật sơn đông gồm một anh chàng cổ quái nhưng đa tài cùng với hai đồ đệ là con chó cò và con khỉ nhỏ đến diễn trò và bán thuốc sơn đông. Từ đó, cuộc sống êm đềm của những người bần cùng trên cù lao này dần dà trở nên thay đổi… Ngoài truyện ngắn trên, Hà Nguyên còn sáng tác một số truyện ngắn, tạp văn, khảo cứu… và ở lĩnh vực nào, chị cũng thành công. Có được thành quả như thế, có lẽ nhờ vào vốn sống ngồn ngộn của chị! Từ một cuộc sống trưởng giả, cuộc đời chị đã từng trải qua nhiều thăng trầm, đắng cay, bất hạnh… Trong quá khứ, chị từng làm rất nhiều nghề: phóng viên, chủ cơ sở kinh doanh, dạy ngoại ngữ, phân loại rác cầu tiêu cho một cơ sở tái chế giấy, bán vé số dạo, dọn dẹp nhà vệ sinh trong vũ trường… Thời gian bán vé số dạo và làm tạp vụ trong vũ trường, chị quen biết và kết thân với những người sống ở tận đáy xã hội, những người nghèo khổ buôn gánh bán bưng, thậm chí cả dân giang hồ tứ chiếng. Quãng thời gian này, đêm nào chị cũng lê la khắp cùng khu vực chợ Vĩnh Long, từng ăn “cơm ma”, “hủ tiếu ma”, uống cà phê “phố đêm”… những nơi mà có thể những người sống cả đời ở thành phố Vĩnh Long chưa chắc biết! Và vốn sống thứ hai của Hà Nguyên là chị có học qua một số ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Nga, Hán, Pãli, nhờ thế là phương tiện làm cầu nối để chị tiếp cận với văn học nước ngoài. Chị cũng đã từng học qua Đại học Phật giáo tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, học khoa Thần học bên Thiên chúa giáo tại Fatima Vĩnh Long. Hiện tại, chị đang là giáo viên dạy Năng khiếu tại Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh Vĩnh Long.