www.facebook.com/tinducvinhlong

Vì không là chiếc lá vô tri nên không bay theo chiều gió cuốn .............. Vì không là dòng sông lạnh lẽo nên không giấu kín lòng sâu đen ..........

Sunday, February 14, 2016

4. Bàn Về Vấn Đề Vô Ngã Trong Phật Giáo

Bàn V Vn Đ Vô Ngã
Trong Pht Giáo
Bottom of Form
      Hàng ngày, thỉnh thoảng ta bắt gặp hình ảnh các vị sư sãi đi khất thực trên đường phố. Họ làm như thế với mục đích gì?

     Đối với các tỳ-kheo, việc khất thực có những điều lợi ích: tâm trí được rảnh rang, ít phiền não, không bận rộn tâm và thân vì sinh kế, đoạn trừ tâm kiêu căng, ngã mạn; đồng thời, tín chúng có thể tùy theo phương tiện mà hỷ cúng, có thể tùy lúc tùy nơi để thân cận Tam Bảo. Và điều quan trọng hơn cả là để diệt ngã.

NGÃ LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN PHẢI DIỆT NGÃ?
   Mỗi tôn giáo hay một quan điểm triết học đều có những định nghĩa khác nhau về ngã.
   Theo tiếng Việt, “ngã” hay “bản ngã” có nghĩa là “cái tôi” hoặc “cái ta”. Tương tự như thế, triết học Tây phương gọi ngã là “ego”. Tiếng Pháp gọi ngã là “le moi”. Tiếng Anh là “myself”. Tiếng Sanskrit gọi ngã là “atman”.  Một cách tổng quát, ngã có nghĩa là một thực thể (tức là một cái gì có thật) trường tồn, và là một phần của con người, là một cái tôi tuyệt đối riêng biệt, không ai thay thế được. Là phần làm chủ và trách nhiệm mọi tư duy, tình cảm, ý chí, hành động của con người.
    Nói cách khác, ngã là một nhóm của những chức năng tinh thần hay quá trình cho phép chúng ta tri giác, lý luận, phán đoán, chứa đựng những ký ức và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Bản ngã là một phần của nhân cách trong sự giao tiếp với thế giới bên ngoài.
    Cơ Đốc giáo lại gọi ngã theo một ý nghĩa khác có tên là “soul” (có nghĩa là linh hồn).
    Thế nhưng, theo quan điểm của Phật Giáo, tất cả những khái niệm về ngã như thế đều không đúng! Đối với triết học Phật Giáo, một ngã như thế là không có thật, mọi quan niệm về ngã chỉ là ảo tưởng, mọi nhận thức về ngã chỉ là ảo giác. Vạn vật, kể cả “cái ta” cũng không có thật, không có tự tánh, không thể nắm bắt, không sinh không diệt. Sự sinh và diệt mà chúng ta thấy mỗi ngày chỉ là sự sinh và diệt của những ảo ảnh.


     VÔ NGÃ LÀ GÌ?
    Theo Phật Giáo, Vô ngã không phải mang ý nghĩa là “không có ngã”. Đức Phật cho rằng:  tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có ngoại lệ nào cả. Vì thế, chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào. Đức Phật chỉ chấp nhận một cái tôi là một ảo giác do tâm thức tạo dựng, cái tôi đó chỉ có giá trị trên phương diện quy ước mà thôi!
    Quan điểm vô ngã là một trong ba giáo pháp cơ bản của đạo Phật, là một trong ba tính chất (tam pháp ấn) của sự vật, gồm vô thường, khổ và vô ngã. Đây cũng là một trong những khái niệm khó nắm bắt nhất, cho rằng không có một ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Cái ngã, cái tôi chỉ là một tập hợp của ngũ uẩn, nó luôn luôn thay đổi, biến hóa, và vì vậy, cái tôi chỉ là sự giả hợp. Có phá bỏ sự vô minh đó, ta mới có thể đạt đến sự giải thoát cho chính bản thân mình.
    Hiểu biết về vô ngã chính là sự giải thoát, tức là xa lìa mọi sai lầm các pháp của tâm thức. Sự hiểu biết sáng suốt này, là tuệ tri, là cái biết vô-thời-không trong sát na hiện tiền. Đó còn là sự nhận thức của tâm, là tư tưởng giải thoát khỏi cái ngã, không còn hệ lụy đến nhân duyên, sanh tử luân hồi, quả báo và khổ đau. Đồng thời, hiểu biết về vô ngã cũng là sự tu tập vượt qua ranh giới của sự sanh tử luân hồi theo pháp môn Phật Giáo. Giải thoát khỏi cái ngã, là tiến trình tu tập để tâm không còn chấp thủ mọi hệ lụy gây khổ đau, phiền não cho bản thân và mọi người,- nói theo thế tục-. Bởi vì sự ràng buộc vào một “cái ta” là nguồn gốc mọi khổ đau của con người.

Hà Nguyên
(15/5/2013)
Share:

0 comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.

Tin về Hà Nguyên


TÁC GIẢ HÀ NGUYÊN CÓ TÁC PHẨM DO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI BÌNH CHỌN “TRUYỆN NGẮN HAY ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT 2015” Vừa qua, Hà Nguyên, một cây bút nữ hiện ngụ tại Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, là cộng tác viên thường xuyên của báo Vĩnh Long và một số báo ở đồng bằng sông Cửu Long đã được cộng đồng người Việt hải ngoại bình chọn tác phẩm “Chuyện nhỏ ở xóm Cồn” của chị là truyện ngắn viết bằng Việt ngữ được đọc nhiều nhất năm 2015. Truyện ngắn “Chuyện Nhỏ Ở Xóm Cồn” được đăng lần đầu tiên trên báo Vĩnh Long. Sau đó, qua đường truyền của Vĩnh Long Online, truyện ngắn này được cộng đồng người Việt ở các nước Nga, Mỹ, Đức, Hungary, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Australia… truyền tải và phổ biến. Lấy cảm hứng từ cuộc sống nông thôn Nam Bộ với bút pháp bình dị nhưng không quê mùa, chứng tỏ tác giả có sự trau chuốt ngôn từ rất cẩn thận, Hà Nguyên đã đưa cái chân quê Nam Bộ vào trong truyện ngắn này để tạo ra nét đặc thù rất riêng. “Chuyện nhỏ ở xóm Cồn” kể về sinh hoạt của những người bần cùng, đa phần sống bằng nghề hạ bạc trên một cù lao nhỏ nằm trên dòng Tiền giang ở giai đoạn những năm 50 của thế kỷ trước. Một ngày nọ, có một gánh hát thuật sơn đông gồm một anh chàng cổ quái nhưng đa tài cùng với hai đồ đệ là con chó cò và con khỉ nhỏ đến diễn trò và bán thuốc sơn đông. Từ đó, cuộc sống êm đềm của những người bần cùng trên cù lao này dần dà trở nên thay đổi… Ngoài truyện ngắn trên, Hà Nguyên còn sáng tác một số truyện ngắn, tạp văn, khảo cứu… và ở lĩnh vực nào, chị cũng thành công. Có được thành quả như thế, có lẽ nhờ vào vốn sống ngồn ngộn của chị! Từ một cuộc sống trưởng giả, cuộc đời chị đã từng trải qua nhiều thăng trầm, đắng cay, bất hạnh… Trong quá khứ, chị từng làm rất nhiều nghề: phóng viên, chủ cơ sở kinh doanh, dạy ngoại ngữ, phân loại rác cầu tiêu cho một cơ sở tái chế giấy, bán vé số dạo, dọn dẹp nhà vệ sinh trong vũ trường… Thời gian bán vé số dạo và làm tạp vụ trong vũ trường, chị quen biết và kết thân với những người sống ở tận đáy xã hội, những người nghèo khổ buôn gánh bán bưng, thậm chí cả dân giang hồ tứ chiếng. Quãng thời gian này, đêm nào chị cũng lê la khắp cùng khu vực chợ Vĩnh Long, từng ăn “cơm ma”, “hủ tiếu ma”, uống cà phê “phố đêm”… những nơi mà có thể những người sống cả đời ở thành phố Vĩnh Long chưa chắc biết! Và vốn sống thứ hai của Hà Nguyên là chị có học qua một số ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Nga, Hán, Pãli, nhờ thế là phương tiện làm cầu nối để chị tiếp cận với văn học nước ngoài. Chị cũng đã từng học qua Đại học Phật giáo tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, học khoa Thần học bên Thiên chúa giáo tại Fatima Vĩnh Long. Hiện tại, chị đang là giáo viên dạy Năng khiếu tại Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh Vĩnh Long.