www.facebook.com/tinducvinhlong

Vì không là chiếc lá vô tri nên không bay theo chiều gió cuốn .............. Vì không là dòng sông lạnh lẽo nên không giấu kín lòng sâu đen ..........

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Tóc che nửa mái hồn phiêu bạt/ Nửa mái âm âm nhuốm bụi đời.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Con sông nhỏ cong oằn bao nỗi nhớ/ Cánh sóng buồn cuốn biệt tuổi thơ tôi.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Người ở đâu về? / Từ dĩ vãng rờn xanh tuổi dại / Từ xa xôi theo những giấc mơ buồn

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Trang blog giới thiệu Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn học.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Em đi nghiêng khuất chiều xa xứ/ Lạc cánh chim ngàn quên lối xưa.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Tôi vẫn cứ hoài mơ / Mơ một ngày được trở về đất Vĩnh / Được thấy lại dòng Tiền Giang đỏ ngầu nước lũ / Chiều tan trường áo trắng rợp đường mơ.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Trang blog giới thiệu Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn học.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam - Hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Vách tranh che dấu điêu tàn cũ/ Se rét thu về một sớm mai

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Thu mòn giọng lá phôi phai / Gió thêu mây lạnh mưa nhòa áo sương

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Ở nơi đó / Tôi lớn lên bên bờ sông đất lở / Ngôi nhà xưa ủ dột mưa bay.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Thu mòn giọng lá phôi phai / Gió thêu mây lạnh mưa nhòa áo sương.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Một thời em như lá/ Vui trong mùa xuân đầy/ Quên tình anh nắng hạ/ Để thu về tình bay.

LƯƠNG TÍN ĐỨC - HÀ NGUYÊN - NGUYỄN HIỀN LƯƠNG

Một thời em lặng câm/ Tình bay theo mùa đông/ Một thời em như thế/ Để ngây thơ anh chờ.

Sunday, April 10, 2016

25. TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI ĐẠI

                                                           Bài viết của Hà Nguyên
Lời người viết: “Vào những năm gần đây ở nước ta nở rộ lên thông tin: một nhà giáo về hưu là ông Đỗ Văn Xuyền năm nay 79 tuổi, hiện sống tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là người đã tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ sau hơn năm mươi năm dày công nghiên cứu!
Thế nhưng, về “chữ Việt cổ” do ông Đỗ văn Xuyền tìm ra và giải mã này, hiện nay các nhà khảo cổ và sử học vẫn còn tồn nghi, cho rằng thực chất loại chữ viết này chỉ là một trong tám dạng chữ viết của người dân tộc Thái (còn gọi là Thổ hay Tày) sống ở miền Tây Bắc nước ta. Lối chữ này được cải biên từ chữ Phạn, có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ.
Theo sự tồn nghi này, các nhà khảo cổ và sử học cũng cho rằng: ông Xuyền và một số người khác đã nhầm lẫn giữa chữ Việt cổ với chữ viết của người dân tộc Thái! Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vậy là do họ đã suy luận dựa vào sách “Thanh Hóa quan phong” do một viên quan tri châu tên là Vương Duy Trinh biên soạn vào năm Thành Thái thứ 3 (1903) có chép lại một khúc ca tiếng Châu bằng chữ “Châu” (châu là đơn vị hành chánh ở miền núi, tương đương với huyện ở đồng bằng thời Pháp thuộc) được chú âm và dịch sang tiếng Việt bằng chữ Nôm kèm theo danh sách 35 “Man mẫu tự” (nghĩa là bảng chữ cái của người Man) cũng được chú âm bằng chữ Nôm”.

Tiếng Việt là tiếng nói (ngôn ngữ) của người Việt Nam và là quốc ngữ của nước Việt Nam chúng ta. Lịch sử Việt Nam ghi nhận, đã có ba loại chữ viết (văn tự) được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự ngữ tố, mỗi chữ biểu thị một âm tiết tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ là văn tự toàn âm tố, lấy âm tố (hay âm tiết) làm đơn vị.
Tuy nhiên, theo sự nhận định từ xưa đến nay của các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng như khảo cổ học cả trong và ngoài nước, có một thứ chữ khác, khác biệt hẳn với loại chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ với tên gọi là chữ Việt cổ.
Chữ Việt cổ là loại chữ gì và nó xuất hiện từ bao giờ?
Theo bộ Sử ký đầu tiên của nước ta là “Đại Việt Sử ký Toàn thư” của sử gia Lê Văn Hưu đời nhà Trần, sau này được sử gia Ngô Sĩ Liên đời Hậu Lê biên soạn lại, cho đến cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim và các bộ sách Lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả Viện Sử học thời hiện đại thì nước ta đã được thành lập từ trước thời Hồng Bàng với vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương vào năm Nhâm Tuất (2879) trước Công nguyên (TCN), tính đến nay (2016) là 4995 năm. Ngay từ lúc bấy giờ, người Việt thời Thượng cổ của chúng ta đã có chữ viết (văn tự) riêng biệt. Lối chữ viết này, có tên là “chữ Khoa Đẩu” (khoa đẩu có nghĩa là con nòng nọc). Chữ Khoa Đẩu này còn có tên là “Hỏa Tự” vì hình dáng của nó phảng phất như những con nòng nọc và từng chữ bốc lên như ngọn lửa. Cổ sử Trung Quốc còn ghi chép lại chuyện vua Đế Nghiêu nhận sản vật từ sứ giả Việt Thường (tức Văn Lang), trong đó có hai chiếc mai rùa trên có khắc chữ Khoa Đẩu do vua Hùng Quốc Vương gởi tặng vào năm 2435 TCN. Những tài liệu và các bằng chứng lịch sử còn lại cho thấy người Việt vẫn còn sử dụng chữ Khoa Đẩu đến thế kỷ XVII trong tôn phủ của chúa Trịnh: trong cuộc họp của Viện Cơ mật do Bằng công Nguyễn Hữu Chỉnh chủ trì, các quan chức cao cấp thời đó đã đề nghị dùng lại chữ Khoa Đẩu như chữ viết chính thức của người Việt, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh đã phản bác!
Nhưng tại sao ngày nay chữ Khoa Đẩu (tức chữ Việt cổ) lại bị thất truyền?
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 43 sau Công nguyên (SCN), nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ trong suốt gần một ngàn năm. Sử sách còn ghi rõ các thái thú: Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã thực hiện chính sách đồng hóa bằng nhiều cách, trong đó bắt dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán của họ. Chữ Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi, có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa của nước ta.
 Từ sau chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, cho dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, hoặc trực tiếp diễn đạt đủ hết ý nghĩa của tiếng Việt. Sự bất tương đồng này thể hiện ở chỗ: chẳng hạn như trong tiếng Việt là “trời xanh” thì phải viết là”thiên thanh”, “người” phải viết là “nhân”… Rồi do chữ Hán không có chữ “mọc” của tiếng Việt nên chữ “mọc” phải viết thành chữ “nhân mục”… Hơn nữa, một người, muốn đọc thông viết thạo chữ Hán thì phải bỏ ra một quá trình thời gian những mười năm.
Chữ Nôm ra đời từ trên cơ sở của chữ Hán. Nói cách khác, khi ta muốn viết và diễn giải chữ Nôm, cũng phải trải qua ngần ấy năm để học chữ Hán. Nhưng do chữ Hán có sự bất tương đồng khi diễn giải từ tiếng Việt sang chữ Hán, nên chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không thể đáp ứng nổi!
Chữ Nôm là loại văn tự được hình thành trên các cơ sở đường nét thành tố, phương thức cấu tạo của chữ Hán, tức là dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Việt. Chẳng hạn, để diễn tả tiếng Việt là “trời”, thay vì phải viết chữ “thiên” bằng chữ Hán, thì trong chữ Nôm viết chữ “thiên và chữ “thượng”.
 Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
-        Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn “đồng hóa chữ Hán”, tức là dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt, chẳng hạn như tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ, chim muông, đồ vật…xuất hiện lẻ tẻ trong các văn bản chữ Hán. Những  chữ Nôm đầu tiên này xuất hiện vào những thế kỷ đầu SCN, và đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ VI.
-        Giai đoạn sau, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo những nguyên tắc nhất định, mục đích ghi chép ngày một chính xác hơn tiếng Việt. Chữ Nôm dần dần phát triển theo thời gian từ thời Lý (thế kỷ XI) sang đời Trần (thế kỷ XIV) thì hệ thống mới thực sự hoàn chỉnh, mà điển hình là bài “Văn tế cá sấu” của Nguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên).
Đến thế kỷ XVIII, XIX, chữ Nôm đã phát  triển tới đỉnh cao, lấn át cả địa vị chữ Hán. Dưới thời vua Quang Trung, có tác phẩm Hịch Tây Sơn, hay trong khoa thi Hương năm 1789 đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Riêng Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thời Nguyễn sơ là minh chứng hùng hồn cho sự phát triển ở đỉnh cao của chữ Nôm!
Nhìn chung, chữ Hán và chữ Nôm tuy có sự khác biệt về lịch sử và hoàn cảnh ra đời, nhưng mục đích sử dụng và mỗi thứ chữ đều có bản sắc riêng về văn hóa.
Việc chế tác chữ Quốc ngữ là một công trình tập thể của nhiều giáo sĩ dòng Tên (Jésus) người Âu châu. Trong công việc này, có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, nhất là các thầy giảng Việt Nam giúp việc cho các giáo sĩ này! Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) là người đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ. Ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha-La Tinh, mà trong đó, có phần về ngữ pháp tiếng Việt, nó diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam (tức tiếng Việt) và tiếng Đàng Ngoài (tiếng Việt nói theo giọng của người miền Bắc) vào năm 1651. Ngoài việc biên soạn cuốn từ điển này, A.D.Rhodes còn soạn quyển “Phép giảng tám ngày”. Cuốn sách này có thể được xem là tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, phải đến 121 năm sau (1772), sau khi một cuốn từ điển khác cũng mang tên là “Từ điển Việt-Bồ-La” của Giám mục Pigneau De Béhaine (Bá Đa Lộc) ra đời với những cải cách quan trọng thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Quốc ngữ hiện nay.
Tiếng Việt hiện nay có sáu thanh điệu, gồm: không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và tương đối khó phát âm đối với những người mà tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ.
 Tóm lại, ngày nay, do việc sử dụng ký tự chữ La Tinh (a,b,c…) có  nhiều lợi thế, thời gian học rất ngắn: chỉ cần ráp các mẫu ký tự a,b,c… lại, là có thể đọc được chữ, thể hiện trực tiếp tiếng Việt nên chữ Quốc ngữ rất tiện dụng và hữu ích, hơn cả các thứ chữ mà người Việt Nam chúng ta đã sử dụng từ trước đến nay như chữ Khoa Đẩu, chữ Hán, chữ Nôm.


                                                      (19/3/2016)
Share:
Powered by Blogger.

Tin về Hà Nguyên


TÁC GIẢ HÀ NGUYÊN CÓ TÁC PHẨM DO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI BÌNH CHỌN “TRUYỆN NGẮN HAY ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT 2015” Vừa qua, Hà Nguyên, một cây bút nữ hiện ngụ tại Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, là cộng tác viên thường xuyên của báo Vĩnh Long và một số báo ở đồng bằng sông Cửu Long đã được cộng đồng người Việt hải ngoại bình chọn tác phẩm “Chuyện nhỏ ở xóm Cồn” của chị là truyện ngắn viết bằng Việt ngữ được đọc nhiều nhất năm 2015. Truyện ngắn “Chuyện Nhỏ Ở Xóm Cồn” được đăng lần đầu tiên trên báo Vĩnh Long. Sau đó, qua đường truyền của Vĩnh Long Online, truyện ngắn này được cộng đồng người Việt ở các nước Nga, Mỹ, Đức, Hungary, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Australia… truyền tải và phổ biến. Lấy cảm hứng từ cuộc sống nông thôn Nam Bộ với bút pháp bình dị nhưng không quê mùa, chứng tỏ tác giả có sự trau chuốt ngôn từ rất cẩn thận, Hà Nguyên đã đưa cái chân quê Nam Bộ vào trong truyện ngắn này để tạo ra nét đặc thù rất riêng. “Chuyện nhỏ ở xóm Cồn” kể về sinh hoạt của những người bần cùng, đa phần sống bằng nghề hạ bạc trên một cù lao nhỏ nằm trên dòng Tiền giang ở giai đoạn những năm 50 của thế kỷ trước. Một ngày nọ, có một gánh hát thuật sơn đông gồm một anh chàng cổ quái nhưng đa tài cùng với hai đồ đệ là con chó cò và con khỉ nhỏ đến diễn trò và bán thuốc sơn đông. Từ đó, cuộc sống êm đềm của những người bần cùng trên cù lao này dần dà trở nên thay đổi… Ngoài truyện ngắn trên, Hà Nguyên còn sáng tác một số truyện ngắn, tạp văn, khảo cứu… và ở lĩnh vực nào, chị cũng thành công. Có được thành quả như thế, có lẽ nhờ vào vốn sống ngồn ngộn của chị! Từ một cuộc sống trưởng giả, cuộc đời chị đã từng trải qua nhiều thăng trầm, đắng cay, bất hạnh… Trong quá khứ, chị từng làm rất nhiều nghề: phóng viên, chủ cơ sở kinh doanh, dạy ngoại ngữ, phân loại rác cầu tiêu cho một cơ sở tái chế giấy, bán vé số dạo, dọn dẹp nhà vệ sinh trong vũ trường… Thời gian bán vé số dạo và làm tạp vụ trong vũ trường, chị quen biết và kết thân với những người sống ở tận đáy xã hội, những người nghèo khổ buôn gánh bán bưng, thậm chí cả dân giang hồ tứ chiếng. Quãng thời gian này, đêm nào chị cũng lê la khắp cùng khu vực chợ Vĩnh Long, từng ăn “cơm ma”, “hủ tiếu ma”, uống cà phê “phố đêm”… những nơi mà có thể những người sống cả đời ở thành phố Vĩnh Long chưa chắc biết! Và vốn sống thứ hai của Hà Nguyên là chị có học qua một số ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Nga, Hán, Pãli, nhờ thế là phương tiện làm cầu nối để chị tiếp cận với văn học nước ngoài. Chị cũng đã từng học qua Đại học Phật giáo tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, học khoa Thần học bên Thiên chúa giáo tại Fatima Vĩnh Long. Hiện tại, chị đang là giáo viên dạy Năng khiếu tại Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu niên tỉnh Vĩnh Long.